2.2.1.Hoạt độn gở nội đô

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 36 - 50)

NĂM 1945 ĐẾN HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954)

2.2.1.Hoạt độn gở nội đô

Gò Công được thành lập và phải đương đầu với nhiều khó khăn. Các thế lực thù địch như quân Nhật (hơn 300 tên), các đảng phái phản động đã ngâm ngâm câu két với thực dân Pháp âm mưu lật đồ chính quyên cách mạng [7, tr.449].

Để nhanh chóng ổn định tổ chức, tháng 9 năm 1945, Xứ ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Trọng (quê ở Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ

37

Tho, đồng chí Nguyễn Văn Tiếp (tên của Ông được đặt cho một con kinh quan trọng ở Đồng Tháp Mười - kinh Nguyễn Văn Tiếp) giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Các quận, thị xã nhanh chóng phát triển các đoàn thể quần chúng như Nông dân Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc, Phụ lão Cứu quốc, đặc biệt là Liên đoàn công chức Gò Công và Liên hiệp Công đoàn Mỹ Tho nhàm tập họp lực lượng, xây dựng hội viên, đoàn viên thuộc mọi tầng lớp, mọi thành phần nhân dân tham gia kháng chiến.

Nhăm tăng cường tiêm lực quân sự của địa phương, Đảng bộ Mỹ Tho chủ trương thành lập các đội tự vệ chiến đấu ở cơ sở bên cạnh Quốc gia tự vệ cuộc: lập bộ đội Thủ Khoa Huân, Tiểu đoàn Cộng hòa vệ binh tỉnh và cử cán bộ đi dự lớp học quân sự để về củng cố khả năng chỉ huy các đơn vị. Tại thị xã Mỹ Tho còn tổ chức các đội du kích mật, lực lượng vũ trang chiến đấu giữ các vị trí trọng yếu của thị xã. Mặt khác còn tổ chức các bộ phận tiếp tế, cứu thương, chuẩn bị địa điểm điều trị thương binh và hình thành các ban tiêu thổ kháng chiến... Trên phạm vi toàn tỉnh, thành lập Ban Y tế kháng chiến do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp phụ trách, mở lớp hồng thập tự (tức Chữ thập đỏ ngày nay) cho gần 200 học viên để đào tạo nhân viên hông thập tự phục vụ các đơn vị vũ trang.

Ngày 15 tháng 9 năm 1945, đồng chí Nguyễn Trọng Hợp được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Gò Công. ủy ban Nhân dân tỉnh đổi thành ủy ban Hành chính do đồng chí Nguyễn Văn Côn làm Chủ tịch. Đơn vị hành chính của Gò Công từ 5 tổng, 40 xã dưới thời thuộc Pháp được chia thành 4 khu và một thị xã. Các bộ phận trừ gian, ngoại giao ở các cấp được thành lập và quy định chức năng tòng bộ phận để dễ dàng trong hoạt động.

Rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự hổ trợ của quân Anh, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Trước tình hình đó, Xứ ủy và ủy ban nhân dân Nam Bộ tổ chức Hội nghị liên tịch, kêu gọi toàn dân đứng lên chống Pháp. Tham dự Hội nghị, có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (quê ở xã Điều Hòa) là cán bộ Xứ ủy, cán bộ ủy ban nhân dân Nam Bộ. Hội nghị quyết định phát động kháng chiến vũ trang, thành lập ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và ra lời kêu gọi toàn dân kháng chiến:

"Đông bào Nam Bộ!

38

Như vậy là Pháp bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa.

Ngày 2-9 đồng bào đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc.

"Độc lập hay là chết".

Hôm nay, Ủy ban Kháng chiến kêu gọi tất cả đồng bào, già trẻ, gái, trai, hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có nhiệm vụ do ủy ban Kháng chiến giao phó thì hãy lập tức rời khỏi thành phố.

Hỡi đồng bào!

Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tiêu diệt tay sai của chúng.[14, tr.57].

Như vậy, tình hình Nam Bộ nói chung và Tiền Giang lúc này nói riêng đã trở nên phức tạp, bắt đầu hình thành hai địa bàn hoạt động là đô thị (gồm các thành phố, thị trấn, thị tứ do địch quản lý và kiểm soát) và vùng kháng chiến (tức vùng nông thôn, có lực lượng, có chính quyền cách mạng và tổ chức Đảng).

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng trí thức đã cùng nhau đứng lên chống Pháp.

Để hưởng ứng cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, nhiều trí thức ở nội thành Tiền Giang bấy giờ đã tham gia đánh đuổi thực dân Pháp với nhiều hình thức khác nhau.

Ngày 25 tháng 9 năm 1945, tại xóm cầu Vĩ, xã Mỹ Phong, quận Chợ Gạo (nay thuộc thành phố Mỹ Tho), Xứ ủy Nam bộ phối hợp cùng Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức hội nghị mở rộng với sự tham dự của các đông chí: Tôn Đức Thăng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Dương Khuy, Nguyễn Văn Tiếp... đánh giá tình hình ta, địch và đề ra chủ trương bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng, tổ chức huy động lực lượng tham gia kháng chiến.

Mặt trận Việt Minh tỉnh Mỹ Tho, ngoài việc tập hợp lực lượng còn hướng dẫn nhân dân tản cư ra ngoại ô và quan hệ với các xã trong huyện Châu Thành, Chợ Gạo để các cơ quan Thị xã Mỹ Tho đến xây dựng căn cứ trong trường họp Pháp tái chiếm Mỹ Tho. Tỉnh ủy, ủy ban Kháng chiến, Mặt trận Việt Minh, các cơ quan của tỉnh cũng chuẩn bị xây dựng địa bàn tại xã

39

Thạnh Phú, Vĩnh Kim (huyện Châu Thành). Các công xưởng của Hãng Xáng, Xí nghiệp in được tháo gỡ chuyển đến vùng Đồng Tháp Mười.

Tháng 10 năm 1945, Chính quyền và Mặt trận Việt Minh tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến. Qua phong trào, Chính quyền cách mạng đã phát động toàn dân tham gia kháng chiến.

Trước tình hình đánh chiếm của thực dân Pháp ở các tỉnh Nam Bộ, ngày 25 tháng 10 năm 1945, Xứ ủy tô chức hội nghị mở rộng tại Bàu Nga, kinh Chà, áp Hậu Quới, xã Hậu Mỹ (sau đó đổi thành xã Thiên Hộ, quận Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) do đồng chí Hoàng Quốc Việt chủ trì. Hội nghị đánh giá tình hình và định ra phương hướng giải quyết những vấn đề có tính cấp bách như chấn chỉnh tổ chức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt, đặc biệt là lực lượng vũ trang để đảm bảo cuộc kháng chiến lâu dài. Từ hội nghị này, Đảng bộ Mỹ Tho, Gò Công đã rút được kinh nghiệm trong lãnh đạo lực lượng vũ trang nhất là việc thống nhất các lực lượng trong tỉnh, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với lực lượng vũ trang để kịp thời đối phó với khả năng mở rộng chiến tranh của thực dân Pháp.

Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, quân Pháp tiến đánh Mỹ Tho và các tỉnh Tây Nam bộ. Ngày 25 tháng 10 năm 1945, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tại địa phương là trận đánh diễn ra tại cầu Nổi (Gò Công). Quân dân Gò Công chiến đấu kìm chân địch suốt 3 ngày 3 đêm. Trong trận này, địch bị tiêu diệt hơn 50 tên.

Ngày 25 tháng 10 năm 1945, một cánh quân khác của Pháp đi đường thủy đổ bộ lên Cầu Tàu (thị xã Mỹ Tho). Liên tiếp mấy ngày, quân Pháp bị quân và dân thị xã Mỹ Tho chặn đánh ở nhiều nơi như cầu Quây, chợ Vòng Nhỏ, Vựa cá... Cánh đường bộ của quân Pháp theo đoàn xe Anh - Ấn từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho, đèn câu Tân Hương (quận Châu Thành), cũng bị cản lại do câu bị phá. Ngày hôm sau, địch mới vào được thị xã, nhưng vẫn bị chặn đánh quyết liệt.

Trong thời gian này, đồng chí Trần Văn Hiển (quê ở Mỹ Tho) - Chủ tịch ủy ban kháng chiến bị địch bắn hy sinh. Xứ ủy chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Tiếp thay làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến tỉnh Mỹ Tho.

Cuộc vận động lớn "tiêu thổ kháng chiến" do Đảng bộ đề ra đã trở thành hành động thực tế của nhân dân Tiền Giang. Hàng vạn quần chúng nhân dân ở những vùng có chiến sự đã triệt

40

để thi hành "vườn không nhà trống", tản cư ra khỏi vùng bị chiếm đóng, bất họp tác với địch. Các cơ quan Tỉnh ủy, ủy ban Kháng chiến, Mặt trận Việt Minh... đã rút ra khỏi thị xã, thị trấn. Phần lớn tài sản, cơ sở sản xuất, in ấn, văn phòng đã chuyển vào vùng Đồng Tháp Mười.

Việc thực dân Pháp trở lại đánh chiếm thị xã Mỹ Tho và Gò Công đã gây thêm sự phẫn nộ và căm thù trong nhân dân. Giữa tháng 11 năm 1945, nhiều cuộc mít tinh của trí thức đã diễn ra nhằm tỏ rõ sự căm phẫn bọn xâm lược Pháp. Trong các cuộc mít tinh này, các đồng chí đã vạch rõ âm mưu cướp nước ta lần nữa của thực dân Pháp và kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc phá tan kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của chúng.

Cuối tháng 11 năm 1945, chủ trương tự giải tán của Đảng về đến Mỹ Tho. Thực hiện chủ trương của Đảng, tỉnh Mỹ Tho thành lập ngay Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, tập họp một số trí thức có điều kiện để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và đường lôi chính sách của Đảng, qua họ, mở rộng môi quan hệ giữa Đảng với chính quyền, đồng thời tiếp tục phát huy khả năng lãnh đạo, phát triển lực lượng quần chúng, chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

Đầu tháng 4-1946, tại Triệu Trang Viên ở Gò Vấp, Ban Biên tập Tổng bộ Văn Báo đã được thành lập với sự tham gia của nhiều nhà báo nổi tiếng Nguyễn Văn Nguyễn, Trần Văn Khê... Trong đó, Trần Văn Khê là một nghệ sĩ. Mỗi khi Ban Biên tập Tổng bộ Văn Báo hội họp và làm việc thì Trần Văn Khê lại chơi dương cầm nhằm che tai mắt của kẻ thù. Như vậy, người trí thức dù việc làm rất nhỏ nhưng cũng đã góp phần mình vào công cuộc kháng chiến [14, tr.66].

Với sự ra đời của Ban Biên tập Tổng bộ Văn Báo, trên văn đàn Báo chí Thống nhất đã đăng nhiều bài báo có tinh thần chiến đấu cao chống bọn thực dân Pháp xâm lược, chống bọn bù nhìn tay sai bán nước. Các bài viết thường đề cập đèn các chủ đê như đòi thực dân Pháp trả lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, ủng hộ chính phủ Cụ Hồ, tán thành Hiệp ước Sơ bộ 6- 3, đòi Pháp phải tiến hành trưng cầu ý dân thống nhất đất nước. Đây là những việc làm đòi hỏi phải có sự tham gia của tâng lóp trí thức, đặc biệt là những nhà báo, nhà nghiên cứu yêu nước.

Cùng với phong trào báo chí, phong trào văn thơ yêu nước ở Tiền Giang trong thời gian này cũng phát triển mạnh mẽ. Với lòng căm thù bè lũ cướp nước và bán nước, các nhà văn, nhà thơ đã gián tiếp đánh giặc bằng ngòi bút của mình, bên cạnh đó họ còn động viên lực lượng thanh niên lên đường chống giặc cứu nước. Nhiều tác phẩm văn học với nhiều thể loại đã lần

41

lượt ra đời với lời lẽ sắc bén tố cáo tội ác man rợ của bè lũ cướp nước. Những nhà văn như Nguyễn Văn Nguyễn, Đoàn Giỏi (quê ở Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), Bảo Định Giang (quê ở Cái Bè, tỉnh Tiền Giang)... là những người lính trên mặt trận văn học đã tham gia tích cực vào việc chống lại chiêu bài "khai hóa văn minh" của thực dân Pháp, cái "văn minh" mà Pháp đưa ra để nhằm thực hiện mưu đồ bình định và chiếm lấy nước ta.

Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng của đất nước lúc bấy giờ, nhà thơ Bảo Định Giang viết trong tập thơ Dòng sông cuộc đời:

Sơn hà nguy biến ai ơi

Một câu giản dị triệu người thiết tha Giữa mùa thảng chỉn, hăm ba

Ta theo tiếng gọi giã nhà ra đi [7, tr.852].

Lời thơ đã góp phân cồ động, thúc giục những người yêu nước đi vào chiến khu Đông Tháp Mười. Thơ Bảo Định Giang đã nêu được tính chát chính nghĩa của cuộc chiến đấu, tỏ rõ khí phách anh hùng của những người con miền đất giàu truyền thống.

Ngoài ra, phong trào văn nghệ sân khấu của các nghệ sĩ Tiền Giang cũng diễn ra sôi nổi. Năm 1946, các loại kịch bản xuất hiện nhiều trên các tạp chí, tuần báo, nhật báo dưới dạng kịch bản văn học do các nhà biên kịch nổi tiếng như soạn giả Nguyễn Thành Châu (tức Năm Châu, quê ở Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), soạn giả Trân Hữu Trang (tức Tư Trang, quê ở Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang)... sáng tác.

Cùng năm 1946, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ điều động một số văn nghệ sĩ về nội thành gây dựng phong trào văn hóa văn nghệ và xây dựng các cơ sở cách mạng. Nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp như nghệ sĩ Năm Châu, nghệ sĩ Bảy Nam (quê ở Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang),... lần lượt trở về Sài Gòn và gầy dựng gánh hát Nam Phương của ông Bảy Nhiêu (quê ở Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) thành gánh Con Tằm. Gánh hát đã diễn nhiều vở tuồng của soạn giả Năm Châu, soạn giả Tư Trang như vở Hai con đường, Giọt lệ cương thường, Đời hàm oan, Ngọn cờ liệt nữ, Đoa hoa rừng. Các vở tuồng trên đã chinh phục khán giả Nam Bộ bởi nội dung ca ngợi lòng yêu nước thiết tha và lòng căm thù bè lũ cướp.

42

Phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ ở các đô thị, cùng với những thắng lợi về quân sự đã làm cho thực dân Pháp càng thêm cay cú. Bọn chúng tăng cường đàn áp và bắt giam những người yêu nước mà chúng cho là cán bộ cách mạng. Bót Catinat, Khám Lớn Sài Gòn luôn luôn đầy ắp tù chính trị, trong đó lực lượng trí thức yêu nước bị bắt ngày càng đông. Thực dân Pháp cho nhốt những tù chính trị chung với những tội phạm hình sự nhằm trấn áp tinh thần cách mạng của những người yêu nước.

Tháng 4-1946, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (quê ở huyện Bình Đại, tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Bến Tre) sau khi bị bắt vì in báo Độc Lập và bị chuyển từ bót Catinat đến Khám Lớn. Tại đây, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã cùng với anh em tù chính trị làm "Cuộc cách mạng khám đường", lập Liên đoàn Tù nhân Khám Lớn Sài Gòn, do Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch [14, tr.78].

Ngoài ra, anh em tù nhân Khám Lớn còn được học võ thuật do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát huấn luyện. Sự ra đời của Liên đoàn Tù nhân Khám Lớn đã giúp cho phong trào viết báo, làm báo phát triển mạnh mẽ ở các phòng trong nhà tù. Các bài báo được trình bày một cách sắc sảo về nội dung, đẹp về hình thức; riêng kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát chịu trách nhiệm về thiết kế, trình bày mỹ thuật và viết xã luận [14, tr.79].

Ở Sài Gòn, được sự cho phép của Thành ủy, ban tổ chức Trí vận đã vận động các trí thức ra bản Tuyên ngôn trí thức năm 1947, yêu cầu Pháp thương thuyết với chính phủ nước ta. Sau khi bản Tuyên ngôn soạn thảo xong, nhiều nhà trí thức Tiền Giang có uy tín trong giới nhân sĩ, trí thức Nam Bộ, được mời ký tên như: bác vật Lưu Văn Lang (kỷ sư nổi tiếng trong ngành xây dựng), giáo sư Đặng Minh Trứ (quê ở Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Nguyễn, giáo sư Lê Văn Chí (quê ở Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang),...

Cuôi cùng, bản Tuyên ngôn trí thức đã thu thập được hơn 400 chữ ký và in thành nhiều bản gửi cho chính phủ Pháp, Quốc hội Pháp, giới báo chí trong và ngoài nước, đông thời bản tuyên ngôn còn được gởi ra vùng chiến khu cách mạng. Sau đó, giáo sư Đặng Minh Trứ cùng với bác vật Lưu Văn Lang, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng đi gặp Cao ủy Bollaert trình bày nội dung của bản Tuyên ngôn nhằm yêu cầu Cao ủy Pháp thực hiện nhưng đã bị khước từ với luận

43

điệu "Nam Kỳ là đất Pháp". Trước sự ngoan cố của Pháp, bác vật Lưu Văn Lang tuyên bố với mọi người: "Không nên nuôi ảo tưởng về một nước Pháp mới" [14, tr.l 19].

Tại chiến khu Việt Bắc, sau khi đọc bản Tuyên ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao tinh thần yêu nước và các hoạt động yêu nước của trí thức Nam Bộ nói chung và trí thức

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 36 - 50)