NGUYỄN VĂN GIẢNG (Nhà sư) (189 8- 1974)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 131 - 135)

SƯU TẦM

NGUYỄN VĂN GIẢNG (Nhà sư) (189 8- 1974)

NGUYỄN VĂN GIẢNG (Nhà sư) (1898 - 1974)

Ông vừa là nhà văn vừa là nhà Phật học. Ông tên thật là Nguyễn Văn Giảng, thế danh là Nguyễn Văn Tài, bút hiệu là Xích Liên (Sen Đỏ). Thiện Chiếu là pháp danh. Ông sinh năm 1898 tại xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình có truyền thống Phật giáo. Vì tổ phụ ông xây dựng chùa Linh Tuyền (Vĩnh Hưu), nên ông tự học về đạo Thiền. Năm 28 tuổi, khi lên Sài Gòn, ông được hàng Phật tò khẩn thiết mời về trụ trì chùa Linh Son cầu Muối.

Nhưng Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, mà các giới quen thuộc và bạn bè gọi thân mật là Sư Thiện Chiếu, đọc kinh Phật không phải để thoát tục mà để hiểu rõ hơn cuộc sống đau khổ của con người, với mục đích cứu nước, cứu dân. ông chủ trương canh tân Phật giáo, phát huy tinh thần độc lập dân chủ, hô hào chống xâm lăng nên ông buộc phải rời chùa Linh Sơn về tạm trú ở chùa Phước Thọ (Xóm Thuốc, Gò vấp). Gần chùa Phước Thọ có ngôi chùa của Thuần Niên, Sư Thiện Chiếu lại được mời về trụ trì tại đây, và cũng tại đây ồng đã mở lớp triết học, lớp Hán văn, và ngày chủ nhật nào ông cũng giảng kinh pháp về lòng tin và quyền tự chủ, đem niềm tin của đạo và đời, đề cao tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc. Sự ngưỡng mộ của các giới Phật tử và uy tín của Sư Thiện Chiếu đối với đồng bào không ngừng lan rộng, đến nỗi ông bị nhà cầm quyền trục xuất.

Ông về trụ trì chùa Hưng Long ở Ngã Sáu Sài Gòn. Năm 1926, ông cùng với một số vị cao tăng thành lập Hội Nghiên cứu Phật học và Hội Chấn hưng Phật giáo Nam kỳ. Đồng thời, ông còn là người sáng lập và là cây bút chủ lực của tờ báo "Tiến hóa" - một tờ báo tiến bộ của giới Phật giáo Nam kỳ và được xem là tờ báo Phật giáo đầu Tiền ở nước ta. Ngoài ra, ông còn gây chấn động các giới đạo và đời bằng cách cho xuất bản liên tiếp: Phật học tong yếu, Phật giáo vẩn đáp và Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật (xuất bản năm 1933).

Năm 1928, ông giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1930, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông đi khắp Nam kỳ xây dựng cơ sở Đảng trong các nhà chùa.

132

Năm 1936, ông về Rạch Giá, hoạt động tại chùa Tam Bảo; và cùng với Hòa thượng Thích Trí Thiện thành lập Hội Phật học kiêm tế, tái bản báo "Tiến hóa.

Năm 1940, Sư Thiện Chiếu tham gia khỏi nghĩa Nam Kỳ và sau đó gia nhập Mặt trận Việt Minh; cùng Hòa thượng Thích trí Thiện tổ chức sản xuất vũ khí đánh Tây tại chùa Tam Bảo (Rạch Giá). Năm 1943, bị lộ, cả hai vị Hòa thượng đều bị Pháp bắt và đày ra Côn Đảo.

Sau khi Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Sư Thiện Chiếu được chính phủ rước về đất liền; tham gia ủy ban Hành chính - Kháng chiến tỉnh Gò Công.

Năm 1947, ông ra vùng giải phóng, hoạt động trong Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, làm công tác biên tập báo và tuyên huấn tại các chiến khu 7, 8, 9.

Năm 1949, ông làm việc tại Nhà in Tiền đạo, Phòng Chính trị quân khu vu ở Đồng Tháp. Thời gian này ông đã cho in 20 đầu sách từ tổng số 30 cuốn đã dịch, trong đó có hai tác phẩm Liên Xô viết về đề tài chiến tranh cách mạng: Anh hùng trên mặt biển và Chiến đấu viên unicôp.

Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1956, ông được nhà nước cử sang Trung Quốc làm Trưởng ban dịch thuật Văn hóa Trung - Việt tại Nhà xuất bản Ngoại văn Bắc Kinh. Năm 1961, ông về nước làm chuyên viên Khoa Triết học và công tác tại ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam năm năm liền.

Đến năm 1965, vì sức khỏa kém, nên Nhà nước Trung ương cho phép ông về hưu, an nghỉ lúc tuổi già tại phố Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 1970, ông thọ bệnh đến ngày 6-7 - 1974 thì viên tịch, an táng tại nghĩa trang Văn Điển, Thủ đô Hà Nội.

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu tức Sư Thiện Chiếu là một trường hợp hiếm có về sự kết hợp nhuần nhuyễn đạo với đời, lấy đời chứng minh cho nguồn gốc sâu xa của đạo, nhằm mụch đích giải thoát con người, ở ông, nhà chân tu và người Cộng sản đã gặp nhau và đã hiểu nhau, tuy hai mà một.

Sư Thiện Chiếu đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả hai mặt đạo và đời (viết tò 1928 đến 1942):

133 2. Phật học tổng yếu.

4.Tranh biện.

5.Phật giáo vô thần luận.

6.Tôn Giáo (Nam Cường thư xã, Mỹ Tho).

7.Chân lý của Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo (Nam Cường thư xã, Mỹ Tho, Chợ Lớn). 3. Phật giáo vấn đáp (Chùa Long Hưng, Chợ Lớn, 1932).

8.Cái thang Phật học (Chùa Long Hưng, Chợ Lớn, 1932). 9.Kinh pháp cú (1933).

10.Phật pháp là Phật pháp (Chùa Hưng Long, 1934).

8.Tại sao tôi đã cảm ơn đạo Phật (Nam Cường thư xã, Mỹ Tho, 1937).

12.Tại sao tôi hoàn tục? (Nam Cường thư xã, Mỹ Tho, in tại Sài Gòn - Chợ Lớn).

13.Lời di cảo của sư Thiện Chiếu và thế nào là đạo Phật (Chùa Pháp Hoa, Tp. Hồ Chí Minh, 2000).

9.Triết lý đạo Phật (dịch Kinh Lăng Nghiêm). 10.Hán văn tự học - 2 tập.

Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài báo đăng trên tạp chí Tiến Hóa.

Như vậy, gần như toàn bộ trước tác của Thiện Chiếu đều liên quan đến những vấn đề lớn nhỏ của Phật giáo. Trong đó nải bật là cuốn Phật giảo vấn đáp, 109 trang, gồm 5 chương: Sự tích đức Phật; các danh từ; cách tu hành; Phật pháp; Luận về tăng gia tức là những người trong hội đoàn xuẩn gia học và thực hành đạo Phật; Sự bành trướng, phát đạt của Phật giáo, Phật học với khoa học. Phần phụ thêm nhan đề "Mười bốn điều tin gốc của đạo Phật". In kèm một phụ lục 15 trang giải thích các từ ngữ chuyên môn. Với 321 câu hỏi về triết lý, giáo lý, đường lối tu Phật... Tác giả đã đi sâu lý giải cốt lõi của đạo Phật mà Phật tử cần áp dụng vào đời sống đạo và đời. Cuốn sách thể hiện rõ thế giới quan Phật giáo nhưng lại cũng gắn rất chặt với cuộc sống, với quan điểm lấy con người làm gốc rễ để phát triển cái đẹp tự nhiên. Văn phong súc tích cô đọng chuyển tải một nội dung phong phú, cuốn sách được giới tu hành coi như một tác

134

phẩm kinh điển bên cạnh những cuốn có tính chất nghị luận sắc sảo như Tranh biện, Chơn lý của Tiểu thừa và Đại thừa Phật giáo v.v...

Có thể nói Thiện Chiếu là nhà cải cách Phật giáo có những đóng góp quan trọng dịch thuật Hán học, văn học, triết học v.v...

[Nguồn: 35, 247]

135

ĐOÀN GIỎI (Nhà văn) (1925 - 1989)

Đoàn Giỏi có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài Lễ, Huyền Tư.

Ông sinh năm 1925 tại thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, thuộc một gia đình trí thức nhỏ. Quê hương ông nằm trong khu vực trung tâm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ông được chứng kiến đầy đủ cuộc khởi nghĩa, từ lúc bùng nổ đến khi bị đàn áp. Sự kiện này tác động mạnh đến tuổi trẻ của Đoàn Giỏi, giúp ông sớm đến với cách mạng, đồng thời tạo điều kiện tốt để sau này nhà văn viết tiểu thuyết Hoa hướng dương. Khi còn đi học, Đoàn Giỏi say mê cả hội họa lẫn văn chương. Sáng tác đầu tay: truyện ngắn Nhớ cố hương (1943).

Từ sau năm 1945, ông tham gia hoạt động cách mạng. Trước khi chuyên hoạt động văn nghệ, ông đã kinh qua nhiều công tác khác nhau. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông viết nhiều nhưng chưa đọng. ông làm thơ: Giữ vững niềm tin (tập thơ, 1954); viết ký sự lịch sử Khí hùng đất nước (1946); Những dòng chữ máu Nam Kỳ 40 (1948), truyện ngắn: Đường về gia hương (1948); kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949)... Có thể coi đây là gia đoạn chuẩn bị tích cực của ông. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông tập kết ra Bắc. Giai đoạn này, ông chuyên viết văn xuôi. Hầu hết các tác phẩm của ông hướng về cuộc sống và con người miền Nam trong những năm tháng đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chín năm (1945 - 1954): Trần Văn ơn (truyện ký, 1955), Cá bống mù (truyện, 1955), Ngọn tầm vông (tập truyện ngắn, ký, 1956), Hoa hướng dương (tiểu thuyết, 1960).

Ông còn là một cây bút viết truyện thiếu nhi: Cái trống con (1958), Đất rừng phương Nam (1957), Cuộc truy tìm kho vũ khí (1962), Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982)... Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm thành công của Đoàn Giỏi, cũng là một trong những cuốn truyện hay của văn học Việt Nam viết cho thiếu nhi. Truyện được dịch và giới thiệu tại nhiều nước, được dựng thành phim. Câu chuyện đưa ta về với phong cảnh, cuộc sống mang màu sắc và hương vị đặc biệt Nam Bộ, thông qua cuộc phiêu lưu của một chú bé trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 131 - 135)