LÝ QUÍ CHƯNG (Nhà báo) (1940-2005)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 123 - 126)

SƯU TẦM

LÝ QUÍ CHƯNG (Nhà báo) (1940-2005)

năm 1940 tại Mỹ Tho, Tiền Giang trong một gia đình công chức.

Thuở nhỏ, ông học tiểu học và trung học tại các trường Pháp, như Chasseloup Laubat (Sài Gòn), Yersin (Đà Lạt), Jean Jacques Rosseau (tức trường Chasseloup Laubat đổi tên sau năm 1954, nay là trường Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1961, ông đậu tú tài Pháp toàn phần (Série Philosophie).

Năm 1962, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo bằng việc cộng tác với báo Đuốc Thiêng ở Sài Gòn. Năm 1963, ông trúng tuyển vào Học viện Quốc gia Hành chánh của chính quyền Sài Gòn. Nhưng chỉ sau một năm, ông thôi học vì không muốn làm quan chức và để có thời gian tập trung vào việc viết báo. Sau đó, ông làm phóng viên cho các báo Thanh Việt, Bình Minh.

Năm 1964, ông làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Sài Gòn Tân Văn. Năm 1965, tờ báo bị chính phủ Phan Huy Quát đóng cửa với lý do là tòa soạn không nộp lưu chiểu trong hai ngày 19 và 20-2-1965; nhưng thực chất là do báo đăng cuộc đảo chính của đại tá Phạm Ngọc Thảo - một nhà tình báo cách mạng hoạt động trong quân đội Sài Gòn - diễn ra trong hai ngày đó. Đây là tờ báo duy nhất ở Sài Gòn đăng chi tiết của cuộc đảo chính. Sau đó, ông thuê "manchette" báo Buổi sáng của Tam Mộc (Mai Lan Quế) đứng tên Chủ bút làm báo tiếp. Tiếp theo, để tránh bị bắt lính, ông vào làm ở Bộ Thanh niên với chức vụ là Giám đốc Nha tác động Tâm lý.

Năm 1966, ông ứng cử và trúng cử dân biểu Quốc hội Lập hiến của chế độ Sài Gòn. Trong Quốc hội Lập hiến, ông là Trưởng khối dân biểu khối Dân tộc và Chủ tịch ủy ban cứu xét các vụ án chính trị. Từ đây, ông ngày càng trở nên nổi tiếng với tư cách là một dân biểu đối lập với chính quyền Sài Gòn, từng phát biểu chính thức trên diễn đàn quốc hội và trực tiếp "xuống đường" ừong hàng ngũ những nhân sĩ, trí thức yêu nước, tiến bộ đấu tranh đòi tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi Mỹ rút quân về nước, đòi hòa giải và hòa họp dân tộc, tái lập hòa bình và thống nhất cho đất nước.

Năm 1967, ông tái đắc cử dân biểu Hạ nghị viện nhiệm kỳ ì của Quốc hội lập pháp. Đồng thời, ông xuất bản và làm Chủ nhiệm báo Tiếng nói dân tộc nhằm sử dụng diễn đàn báo chí để

124

chống lại chính quyền hiếu chiến Nguyễn Văn Thiệu và sự hiện diện của quân Mỹ ở miền Nam. Năm 1969, tờ báo này bị chính quyền Sài Gòn rút giấy phép vì đã đăng loạt bài chống lại sự kết án của Tòa án quân sự đối với các dân biểu Nguyễn Ngọc Châu, Hoàng Hồ và Phạm Thế Trúc. Được biết, ba vị này bị chính quyền Thiệu kết tội là liên lạc với cộng sản.

Năm 1970, ông hợp tác với nghị sĩ Hồng Sơn Đông, làm Chủ bút báo Điện tín. Báo này đã quy tụ được nhiều nhà báo giỏi, trong đó có một số nhà báo cách mạng hoạt động ương lòng địch, như Trần Trọng Chức, Trương Lộc, Cung Văn, Huỳnh Bá Thành, v.v... Do báo đăng tải nhiều bài có tính chất chống chiến tranh, chống chính quyền Thiệu, nên bị nhà cầm quyền Sài Gòn cho người lén ném chất cháy phá hoại; vì thế, phải tạm ngưng xuất bản.

Năm 1971, ông tái đắc cử dân biểu lần thứ ba (Hạ nghị viện nhiệm kỳ li từ năm 1971 - 1975); nhưng đệ đơn từ nhiệm để phản đối cuộc bầu cử tổng thống "độc diễn" của Nguyễn Văn Thiệu, tức chỉ duy nhất một liên danh Nguyễn Văn Thiệu (tổng thống) và Trần Văn Hương (phó tổng thống) ra tranh cử mà thôi.

Trong thời kỳ này, ông thuê "manchette" báo Bút Thần của Nguyễn Văn Phương để tiếp tục làm báo (đến năm 1972, báo bị chính quyền Sài Gòn ra lệnh đóng cửa); tổ chức cho một hạ sĩ quan quân đội Sài Gòn phát biểu bất tín nhiệm đối với tổng thống Thiệu trước tiền đình của trụ sở Hạ nghị viện; tham gia các cuộc biểu tình của nhân sĩ, trí thức, sinh viên, học sinh; đi đến một số địa phương, như Mỹ Tho, cần Thơ, Đà Nang, Quãng Ngãi... làm "báo nói" tuyên truyền cho tư tưởng chống chiến tranh, đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Ngày 28-4-1975, ông được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Thông tin trong chính phủ Dương Văn Minh.

Sau tháng 4-1975, ông là thành viên trong phái đoàn miền Nam do ông Phạm Hùng làm trưởng đoàn tham dự hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước với phái đoàn miền Bắc do ông Trường Chinh làm trưởng đoàn tại dinh Thống Nhất (dinh Độc Lập cũ). Đồng thời, ông còn là ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ sau ngày đất nước thống nhất cho đến lúc cuối đời, ông tập trung cho việc làm báo và viết báo. Từ năm 1975 - 1980, ông là Phó tổng biên tập nhật báo Tin Sáng. Từ năm 1981 - 1990, ông là Tổ trưởng tổ Thể thao của báo Tuổi trẻ, rồi Phó thư ký tòa soạn.

125

Từ năm 1991 - 1994, ông là Tổng thư ký tòa soạn báo Lao Động. Từ năm 1995 -1999, ông phụ trách tòa soạn các báo VDT (phụ bản báo Bà Rịa - Vũng Tàu), Thanh Niên Thời Đại, Tia Sáng, Đẹp. Sau đó, ông là nhà báo tự do, chuyên viết thể thao cho các báo Lao Động, Công An TP Hồ Chí Mình, Thanh Niên Cuối Tuần, Thể Thao Ngày Nay. Trong lĩnh vực báo chí, ông được báo giới xem là một trong những nhà báo viết về thể thao nổi tiếng nhất Việt Nam.

Ngoài ra, ông cồn đến với hội họa. Từ năm 1990 - 2000, ông đã có 8 lần triển lãm tranh với tính cách cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2005, sau một cơn đau đột ngột, ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 65 tuổi.

[Nguồn: 35, 131]

126

CAO HẢI ĐỂ (Nhà báo) (1895 - 1964)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 123 - 126)