ĐỒNG NGỌC TỰ (Nhà sư) (189 8- 1984)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 164 - 166)

SƯU TẦM

ĐỒNG NGỌC TỰ (Nhà sư) (189 8- 1984)

Tiền Giang) trong một gia đình nhà Nho và theo đạo Phật.

Năm 1918, ông xuất gia, tu tại chùa Khánh Quới (Tân Bình - Cai Lậy) với pháp danh là Thích Pháp Tràng. Do có đạo hạnh tốt, đạo pháp uyên thâm và thành tích xuất sắc trong việc chấn hưng Phật giáo. Năm 1939, ông được tấn phong Hòa thượng, trụ trì chùa Khánh Long (Mỹ Phước Tây - Cai Lậy). Cũng trong năm này, ông giác ngộ chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tháng 11 - 1940, ông tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ở Cai Lậy. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, ông lánh sang xã Ân Lợi (Long Mỹ - cần Thơ) trụ trì chùa Phước Long. Tại đó, bên cạnh việc thuyết giảng đạo pháp, ông còn giáo dục lòng yêu nước và tuyên truyền cách mạng cho tăng ni và quần chúng Phật tử.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông trở về Cái Bè và hoạt động tại xã An Thái Đông. Năm 1947, ông được bầu làm ủy viên Hội Phật giáo Cứu quốc huyện Cái Bè. Năm 1948, ông công tác trong Ban Chấp hành Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Mỹ Tho và là ủy viên của Mặt trận Việt Minh tỉnh. Lúc bấy giờ, ông đi khắp nơi, giáo dục tinh thần yêu nước cho giới tăng ni, Phật tử và vận động họ đóng góp công sức, tiền của, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc.

Năm 1952, trên dượng đi công tác từ Mỹ Tho về Cai Lậy, ông bị địch bắt. Chính quyền thực dân vừa bày trò mua chuộc, dụ dỗ; vừa tra tấn hết sức dã man; nhưng vẫn kgông khuất phục được ông. Cuối cùng, bọn chúng đày ông lên Lộc Ninh. Đầu năm 1953, ông được trả tự do và trở về Mỹ tho tiếp tục hoạt động.

Sau hiệp định Genève (1954), ông được tổ chức phân công ở lại miền Nam hoạt động. Được sự ủng hộ và giúp sức của nhiều tăng ni tiến bộ, ông thành lập Tỉnh hội Phật giáo Lục hòa tăng, hoạt động công khai và hướng dẫn giới tăng ni và đồng bào Phật tử đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, chống gom dân lập khu trù mật, chống bắt lính, chống trả thù cán bộ kháng chiến, đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Ông còn tổ chức các đoàn cứu trợ, nhân các ngày rằm lớn, yêu cầu chính quyền địch cho vào khám Mỹ Tho để thăm hỏi và ủy lạo tù chính trị.

165

Cuối năm 1957, biết ông còn hoạt động cách mạng, nên Nguyễn Trung Long, quận trưởng quận Châu Thành, cho lính bao vây chùa Bửu Long để bắt ông. Nhưng hôm đó, ông đi vắng, thoát được. Sau đó, ông lánh sang chùa xã Phú Đức, tỉnh Bến Tre tiếp tục hoạt động.

Đầu năm 1960, ông vào vùng căn cứ của Tỉnh ủy Mỹ Tho. Tháng 1 - 1961, tại Đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Mỹ Tho, ông được bầu làm ủy viên của Mặt trận. Lúc này, tuy đã 63 tuồi, nhưng ông vẫn hăng hái hoạt động và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào thắng lợi của công cuộc giải phóng miền Nam.

Năm 1976, ông là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang. Năm 1981, tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, ông được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1984, ông viên tịch tại quê nhà. Hiện nay, bảo tháp của ông tọa lạc tại chùa Vĩnh Tràng (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

[Nguồn: 35, 60]

166

PHẠM VĂN ÚT (Giáo viên) (1923 - 1969)

Một phần của tài liệu hoạt động yêu nước của trí thức tiền giang trong cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ (từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) (Trang 164 - 166)