28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.
2.2.3.2. Chức sắc Phật giáo trong các hoạt động xã hộ
- Về hoạt động từ thiện xã hội
Từ thiện xã hội là một trong những phương tiện để các tôn giáo truyền bá và mở rộng tầm ảnh hưởng đối với xã hội. Tuy nhiên, xét về bản chất, từ thiện xã hội của Phật giáo có những nét khác biệt so với một số tôn giáo khác, xuất phát từ một số đặc thù trong giáo lý của Phật giáo. Đức Phật đã có câu tuyên ngôn nổi tiếng của “Phụng sự chúng sinh tức là cúng dường chư Phật”. Nghĩa là, đạo Phật lấy con người làm trọng tâm, là đối tượng để thể hiện lòng từ bi và nhập thế. “Bản chất sự có mặt của đạo Phật là phục vụ nhân loại”37. Từ thiện xã hội còn là một trong những nội dung của Bố Thí, một đức hạnh tối quan trọng trong cách thức tu tập, hành trì và hoằng dương Phật pháp của người Phật tử, tăng ni lẫn cư sĩ Phật giáo. Bố thí có hai loại là Bố thí Tài (hay Tài thí) và Bố thí Pháp (hay Pháp thí)38.
Tài thí là bố thí tài vật như của cải, vật chất, nhà cửa, tiền bạc,… Đối với Tài thí, theo Phật giáo không hoàn toàn ở giá trị của tài vật mà là ở thái độ và động cơ của hành động bố thí. Nếu bố thí tài vật được thực hiện với tâm từ bi thì tác dụng của nó sẽ lớn hơn nhiều so với cùng việc bố thí tài vật với các dụng tâm khác.
Pháp thí là bố thí Phật pháp, nghĩa là giáo dục Phật pháp cho người khác, với những lời nói tốt đẹp và có ích lợi. Theo Phật giáo, phương thức bố thí này đem lại kết
37
Đại đức, tiến sĩ Thích Nhật Từ. Phật giáo nhập thế từ cái nhìn chính trị xã hội. Tham luận tại Hội thảo khoa học Phật giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức ngày 26/3/2008 tại Hà Nội. Dẫn lại theo Lê Tâm Đắc trong bài “Vấn đề từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay”, TC Công tác tôn giáo, số 9 – 2009, tr 14 – 17.
38
Nhiều tài liệu chia Bố thí của Phật giáo thành 3 loại: Tài thí (chia thành hai loại Nội tài/Nội thí và Ngoại tài/Ngoại thí), Pháp thí và Vô uý thí. Tác giả Bình An Sơn cho rằng Vô uý thí là kết quả của Tài thí và Pháp thí nên không cần phải tách ra thành một loại riêng. Xem: Bình An Sơn. Về hạnh Bố thí, trong: http://www.quangduc.com
quả rất tốt, tác động mạnh đến đời sống của nhân loại. Do đó, Bố thí Tài là phương tiện để Bố thí Pháp, Bố thí Pháp cao thượng hơn Bố thí Tài.
Các loại bố thí trên có thể áp dụng với cả tăng sĩ, phật tử và nhân dân. Nhưng theo truyền thống của Phật giáo thì thường Phật tử tại gia và nhân dân thực hiện Tài thí cho các vị tăng sĩ xuất gia. Còn các tăng sĩ thực hiện Pháp thí, ban phát cho Phật tử và nhân dân những lời giáo huấn để họ theo đó mà áp dụng trong tu tập và cuộc sống. Vậy chủ yếu chỉ có các chức sắc Phật giáo mới có khả năng làm được việc bố thí Phật pháp.
Bên cạnh Tài thí và Pháp thí, trong Phật giáo còn có hình thức Bố thí vô cực. Thiền sư Khương Tăng Hội đã giải thích về Bố thí vô cực như sau: “Bố thí vô cực nghĩa là từ bi dưỡng dục người và vật, thương xót những người lầm theo tà đạo. Vui mừng cho người hiền được siêu độ, cứu hộ chúng sinh, ân trạch vượt trời đất, sâu hơn biển. Bố thí chúng sinh, đói cho ăn, khát cho uống, rét cho mặc, nóng cho mát, bệnh cho thuốc. Xe ngựa, thuyền bè, các loại châu báu, vợ con, quốc thổ nếu có người cầu xin thì đều cho. Như Thái tử Tu Đại Nã bố thí tài vật cho người cùng khó như cha mẹ nuôi dưỡng con cái. Bị vua cha đuổi đi thì trong lòng Thái tử Tu Đại Nã chỉ đau buồn chứ không oán hận”39. Về hình thức, Bố thí vô cực chủ yếu là của các bậc cao tăng, cụ thể là các vị bồ tát. Về bản chất, bố thí vô cực chủ yếu là “Tài thí”, tức là bố thí của cải vật chất, không tiếc của cải lớn nhỏ, không giới hạn kể từ tính mạng đến tài sản, từ vợ con của mình, ngôi vua của mình đến quốc thổ của mình, v.v. Riêng về bố thí thân mình, “Phật thoại” đưa ra nhiều ví dụ tiêu biểu như việc các bồ tát cắt thịt xả thân cho chim ăn, cho cá, cho cọp ăn. Theo Nguyễn Duy Hinh, xuất phát điểm của bố thí vô cực là lý luận Vô Ngã, nghĩa là không có cái gì là của Ta và xa hơn nữa là tư tưởng Không40.
Về sinh hoạt của Tăng lữ, bên cạnh các hình thức truyền thống như bán kinh và nông Thiền, có người đề nghị tăng ni ngày nay còn nên thực hành ba nghề: công nghệ, y dược và giáo dục. Về phương pháp và cách thức hoằng pháp, muốn tiếp nối tuệ mệnh của Phật tổ, tăng ni bây giờ không được tu hành ẩn dật mà phải tăng cường thực
39
Dẫn theo: Nguyễn Duy Hinh. Triết học Phật giáo Việt Nam. NXB Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá. HN 2006, tr 258.
40
Nguyễn Duy Hinh. Lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, trong: Nguyễn Duy Hinh. Một số bài viết về tôn giáo học. NXB KHXH , HN 2007, tr 436.
hành cứu độ nhân gian hiện thế bằng các công việc cụ thể như mở trường học, mở xưởng thợ, mở nhà thương, đi làm thuốc rong, mở viện dục anh, mở nhà dưỡng lão, cứu tế chiến trường, mở nhà in kinh sách,…41. Nếu thế, vấn đề từ thiện xã hội của Phật giáo có một cơ cấu rất phong phú, qua đó giúp cho nhân sinh qua được nhiều khổ đau, mất mát và bất hạnh.
- Hoạt động xã hội khác của tăng ni
Hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, phòng chẩn trị Y học dân tộc:
Đến hết năm 2007, trong toàn quốc, GHPGVN có 126 Tuệ Tĩnh Đường và phòng phát thuốc từ thiện. Nổi bật là các Tuệ Tĩnh Đường ở Tp.Hồ Chí Minh, như Tuệ Tĩnh Đường Pháp Hoa (quận Phú Nhuận), Tịnh Xá Trung Tâm (quận Bình Thạnh); Thừa Thiên Huế, như Tuệ Tĩnh Đường Hải Đức, Pháp Hoa, An Phước, Pháp Lạc, Cự Lại; Đà Nẵng, Tuệ Tĩnh Đường Pháp Lâm... Đồng thời, có hàng trăm phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc tại các đơn vị Tỉnh, Thành hội Phật giáo đang hoạt động có hiệu quả, đã khám, chữa trị và bốc phát hàng triệu thang thuốc miễn phí, trị giá trên 35 tỷ đồng. Trong đó, các Tuệ Tĩnh Đường tỉnh Đồng Nai đạt 11.921.956.000 đồng; Tp.Hồ Chí Minh đạt trên 6 tỷ đồng; Thừa Thiên – Huế đạt 3.852.337.920 đồng; Tiền Giang đạt trên 6 tỷ đồng. Đặc biệt, Tuệ Tĩnh Đường chùa Đức Quang tỉnh Đồng Nai đang được xây dựng với qui mô lớn (như một bệnh viện) và theo dự kiến, năm 2010, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai sẽ xây dựng một Trung tâm Điều dưỡng Phật giáo để giúp đỡ bệnh nhân là tăng ni và nhân dân.
Lớp học tình thương, nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi:
Theo số liệu năm 2007 của GHPGVN, hiện nay cả nước có trên 1.000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, với trên 20.000 em. Nổi bật là Cô nhi viện Đức Sơn (201 em), Ưu Đàm (34 em) ở Thừa Thiên – Huế. Tp.Hồ Chí Minh có: Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Quận 4 (102 em); Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp (120 em); Chùa Long Hoa, Quận 7 (100 em); Chùa Diệu Giác, quận 2 (100 em); chùa Pháp Võ, huyện Nhà Bè (160 em)… Có trên 20 nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1000 cụ già. Tại Tp.Hồ Chí Minh có các nhà dưỡng lão
41
Xem: Thiều Chửu. Con đường Phật học ở thế kỷ thứ XX. NXB Tôn giáo, HN 2002.
thuộc các chùa, nuôi dưỡng trên 500 cụ già. Thừa Thiên – Huế có các nhà dưỡng lão Tịnh Đức (60 cụ), Diệu Viên (25 cụ).
Trường dạy nghề miễn phí:
Chức sắc một số Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã tổ chức nhiều trường lớp dạy nghề miễn phí cho con em gia đình Phật tử, gia đình lao động nghèo, người khuyết tật. Hiện nay các địa phương có khoảng 10 Trường dạy nghề miễn phí, gồm các nghề may, điện gia dụng, tin học, sửa xe, cắt tóc v.v. vì các trường này đã đào tạo được hàng ngàn học viên có việc làm ổn định.
Tham gia phòng chống HIV/AIDS:
Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành đã thành lập được các cơ sở chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Chẳng hạn, tại thành phố Hồ Chí Minh có chùa Kỳ Quang (quận Gò Vấp)...; Hải Phòng có chùa Bảo Quang; thành phố Đà Nẵng có chùa Quang Minh (quận Liên Chiểu); Thừa Thiên – Huế có Lớp dạy châm cứu, 02 lớp dưỡng sinh giành cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân HIV tại chùa Hải Đức. Các tăng ni đã tham gia nhiều khoá tập huấn, hội thảo về phòng chống HIV/AIDS ở trong nước và nước ngoài.
- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội:
Xuất phát từ nhu cầu chuyên môn cho các tăng ni phụ trách những lớp học, như lớp học mẫu giáo, lớp nuôi dạy trẻ, lớp học tình thương… GHPGVN đã phối hợp với Trường Trung học Sư phạm Mầm non Tp.Hồ Chí Minh tổ chức khoá đào tạo giáo viên ngành mầm non; mở lớp đào tạo cán bộ y tế và điều dưỡng cho trên 150 tăng ni tham gia; tổ chức Lớp đào tạo công tác xã hội, có 14 tăng ni, Phật tử theo học.
Công tác cứu trợ:
Theo GHPGVN, trong khoá V, giáo hội đã hỗ trợ 22.028 ca mổ đục thuỷ tinh thể, xây dựng 200 căn nhà tình nghĩa, 1876 nhà tình thương, 422 căn nhà đại đoàn kết, có 30 lớp học tình thương, 03 trường mẫu giáo, ủng hộ và nuôi dưỡng trên 100 bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây 250 cây cầu bê tông, làm 27.000 m đường xi măng, tặng 370 chiếc xuồng, khoan 1510 giếng nước sạch, tặng 1326 xe lăn, 165 xe lắc, 100 xe trợ đi, 112 xe đạp, hàng trăm tấn gạo, trợ cấp trên 1000 áo quan, xây 02 lò hoả táng từ thiện, trợ cấp học bổng cho học sinh sinh viên nghèo, nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật,v.v.
Trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ (ngày 26/8/2007), Ban Từ thiện xã hội TW, cũng như một số tỉnh thành hội Phật giáo, các tăng ni, Phật tử đã đến tận nơi thăm
viếng, uỷ lạo cho công nhân và thân nhân các gia đình bị nạn với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Trong những đợt lũ lụt xảy ra gần đây, Ban Từ thiện xã hội TW và các tỉnh thành hội Phật giáo đã tổ chức nhiều phái đoàn đến tận nơi thăm viếng, cứu trợ đồng bào với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Hình ảnh các chức sắc Phật giáo đi xuồng trong thời tiết mưa bão nguy hiểm đến tận những vùng lũ phân phát hàng hoá cho người dân đã thực sự gây xúc động đối với người dân.
Theo báo cáo của GHPGVN, trong nhiệm kỳ V (2002 – 2007), Giáo hội đã làm công tác từ thiện xã hội đạt trên 400 tỷ đồng.
Hoạt động nhân đạo quốc tế cũng được thực hiện có hiệu quả. Như trong lần xảy ra sóng thần đối với các nước Nam á năm 2004, GHPGVN đã làm lễ trao tặng số tiền 63.800 USD cho các nước bị thiệt hại (Indonesia 18.800 USD, Thái Lan 15.000 USD, Srilanka 15.000 USD, ấn Độ 10.000 USD và Myanmar 5.000 USD).42
Những thành tích về công tác từ thiện xã hội trên đây đã được xã hội và các cấp chính quyền trân trọng và đánh giá cao. Tuy nhiên công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam phát triển chưa đồng đều, chưa phong phú và hiệu quả, chủ yếu là do hạn chế về kinh phí, nên hoạt động thường chỉ theo sát các nội dung do các cơ quan chính quyền, nhất là do MTTQ Việt Nam các cấp phát động. Các hoạt động đó của Phật giáo Việt Nam dường như vẫn còn mang tính chất lẻ tẻ, thiếu thống nhất và quy mô hiện đại.