Công tác chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 84 - 88)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

3.1.1. Công tác chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT, xuất phát từ vị trí, vai trò của đội ngũ chức sắc các tôn giáo, các tổ chức thuộc HTCT các cấp đã quán triệt quan điểm của Đảng: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” và trong công tác chức sắc tôn giáo, nhìn chung đã hoạt động với phương châm: Phải lấy vận động, thuyết phục là chính, giác ngộ chức sắc về nhận thức chính trị, quyền lợi dân tộc; tạo điều kiện để chức sắc tôn giáo phát huy tối đa vai trò, chức năng tôn giáo đối với giáo hội của mình; đồng thời tạo cho họ có thái độ thiện chí, quan hệ gần gũi với chính quyền, hoạt động tuân thủ pháp luật.

Từ khi có Nghị quyết số 25/NQ-TW, năm 2003, của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa IX), lần thứ bảy Về công tác tôn giáoPháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, năm 2004, công tác chức sắc tôn giáo của HTCT đã có cơ sở thuận lợi để đưa chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo đi vào cuộc sống, tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng trong đông đảo chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. HTCT các cấp đã coi trọng nhiều hơn đến công tác vận động chức sắc tôn giáo. Nội dung vận động chức sắc tôn giáo, bên cạnh những nội dung chung nhất, nhiều cơ quan, đơn vị đã tập trung vào những vấn đề vừa cơ bản, vừa cụ thể, phù hợp với địa bàn của mình. Trong đó, đã coi trọng hơn đến vai trò, tính đặc thù và những đặc điểm riêng của chức sắc mỗi tôn giáo cụ thể.

Có thể khái quát một số kết quả tích cực đã đạt được của công tác chức sắc tôn giáo của HTCT trong thời gian qua như sau:

- Sinh hoạt tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo được bảo đảm bình thường theo quy định của pháp luật. Số lượng chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo có sự gia tăng đáng kể; hầu hết các cơ sở đào tạo của tôn giáo được mở rộng, nâng cấp và hàng năm đào tạo, bồi dưỡng được hàng ngàn tăng ni sinh hoăch chủng

sinh, nhiều chức sắc tôn giáo được giáo hội tôn giáo gửi đi đào tạo ở nước ngoài; các sinh hoạt tôn giáo lớn, các đại hội, hội nghị của các tôn giáo được các cấp Đảng, Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể thuộc HTCT quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về nhiều mặt nên đã thành công tốt đẹp; các hoạt động xã hội từ thiện do chức sắc các tôn giáo đảm nhiệm ngày càng được đẩy mạnh, góp phần chăm lo cho người nghèo, người có công với nước, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, tàn tật, xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, chăm sóc, giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS... với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. Quan hệ quốc tế của tổ chức và chức sắc các tôn giáo những năm qua được mở rộng hơn bao giờ hết, có hàng trăm hoạt động thăm viếng, hội thảo khoa học quốc tế, giao lưu trao đổi về tôn giáo và văn hoá, từ thiện xã hội... với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam với bạn bè quốc tế.

- Các tổ chức đoàn thể thuộc HTCT, nhất là MTTQ, đã trực tiếp tham gia vận động nhiều chức sắc tôn giáo tiêu biểu có hoạt động kịp thời đấu tranh với những âm mưu chia rẽ tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch; đấu tranh với các hành vi sai trái của một số chức sắc tôn giáo bảo thủ, lạc hậu và cố chấp.

- HTCT, đặc biệt là chính quyền ở các địa phương đã ý thức rõ hơn về trách nhiệm quản lý của mình đối với tôn giáo và chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, văn hoá pháp luật của chức sắc tôn giáo do đó được nâng cao thêm.

- Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách pháp luật về lĩnh vực tôn giáo và công tác tôn giáo tiếp tục được bổ sung hoàn thiện và ban hành, tạo được hành lang pháp lý và sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức trong đội ngũ cán bộ các cấp, về vị trí của vấn đề tôn giáo, chức sắc tôn giáo và công tác tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Một số vấn đề bức xúc, tồn tại trong hoạt động tôn giáo liên quan trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân chức sắc tôn giáo đã được giải quyết theo quy định của pháp luật, như: vấn đề sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ đối ngoại của các tổ chức tôn giáo; phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc tôn giáo...

- ở nhiều địa phương, việc quản lý chức sắc tôn giáo đã từng bước đi vào nề nếp, có hệ thống; đã có sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành chức năng của chính quyền

với các tổ chức tôn giáo trong công tác thống kê, lập hồ sơ, bổ sung kịp thời về những biến động của họ.

Tuy nhiên, công tác chức sắc tôn giáo của HTCT vẫn còn một số hạn chế:

- Một số chức sắc tôn giáo chấp hành pháp luật chưa nghiêm; số vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, cơ sở tôn giáo có xu hướng tăng. Chức sắc GHCGVN có chủ trương đòi lại một số cơ sở cũ của đạo Công giáo trước đây. Họ chỉ đạo, để cho một số chức sắc, giáo dân kéo về cầu nguyện, gây sức ép với chính quyền (ở 42 Nhà Chung, Hà Nội, Dòng Chúa cứu thế ở Thái Hà, Hà Nội; Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tiếp tục xin lại 265 cơ sở thờ tự cũ... Hội thánh Cao đài Tây Ninh xin lại một số cơ sở của đạo trong khuôn viên nội ô Toà thánh ở Tây Ninh).

- Tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ chức sắc các giáo hội tôn giáo, nhất là trong dịp trước - sau đại hội nhiệm kỳ tiếp tục xảy ra trong một số tôn giáo, có nơi diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến khối đại đoàn kết dân tộc (như mâu thuẫn trong Ban Trị sự Phật giáo (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang), trong Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), Hội thánh Cao đài Tây Ninh)... Một chức sắc của một số tổ chức tôn giáo vẫn âm ỉ xu hướng ly khai muốn chia tách tổ chức (trong một số Hội thánh Tin Lành, một số chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer...).

- Số phần tử xấu ở trong và ngoài nước lấy danh nghĩa chức sắc tôn giáo tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo chống phá Nhà nước ta. Hoà thượng Quảng Độ và nhóm cực đoan trong cái gọi là "GHPGVNTN" tiếp tục các hoạt động gây rối, công khai cấp tiền, khuyến khích, kích động nhân dân khiếu kiện ở Tp.Hồ Chí Minh và ở Hà Nội; thành lập trái phép 25 Ban đại diện Phật giáo ở một số tỉnh; dự định công khai hoá Giáo hội PGVNTN, nhân đám tang và vào dịp giỗ 49 ngày hoà thượng Huyền Quang...

Ba biểu hiện trên đây là những hạn chế trước hết của bản thân đội ngũ chức sắc tôn giáo, nhưng mặt khác, theo chúng tôi, nghiêm túc mà nói, đó cũng là hạn chế liên quan mật thiết đến công tác chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị. Tiếp theo:

- Một số bộ, ngành Trung ương và không ít địa phương triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết và chính sách tôn giáo chưa thực sự nghiêm túc, còn mang tính hình thức, uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn; một số bộ, ngành thiếu cán bộ có hiểu biết sâu về lĩnh vực tôn giáo và công tác chức sắc tôn giáo nên việc tham mưu đề xuất,

xây dựng kế hoạch công tác còn chậm, thậm chí còn buông lỏng. Như, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho đến nay vẫn chưa xây dựng xong đề án: Chương trình giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các trường, lớp đào tạo chức sắc tôn giáo; chưa xây dựng được đề án về hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia xã hội hoá giáo dục...

- Việc phối hợp trong công tác chức sắc tôn giáo giữa các cơ quan chức năng ở TW, giữa các cơ quan ở TW với địa phương và giữa các địa phương với nhau chưa được chủ động; còn lúng túng giữa cơ quan được phân công chủ trì và các cơ quan được phân công phối hợp.

- Các cơ quan chức năng Nhà nước còn chậm thể chế hoá các chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng thành các văn bản pháp quy, nên gây khó khăn cho việc chỉ đạo, giải quyết các nhu cầu chính đáng của tôn giáo, tạo sự nghi ngờ, hiểu lầm đối với chính sách tôn giáo của không ít chức sắc, nhà tu hành tôn giáo.

- Công tác vận động, tập hợp chức sắc, nhà tu hành và tổ chức giáo hội các tôn giáo của MTTQ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên đến nay Đảng, Nhà nước vẫn chưa có cơ chế, chính sách đặc thù (nhất là chế độ kinh phí) dành cho MTTQ. Ở từng bộ, ngành, từng địa phương, công tác quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách tôn giáo chưa đồng đều, một số nơi chưa triển khai sâu rộng đến đội ngũ chức sắc tôn giáo. Một bộ phận cán bộ chưa thực sự thông suốt về chủ trương, chính sách tôn giáo nên khi thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng, thiếu chủ động, ít sức thuyết phục, nên để xảy ra sự phản ứng của một số chức sắc tôn giáo.

- Một số ít cấp uỷ, chính quyền địa phương còn nhận thức chưa đúng về vai trò của chức sắc tôn giáo và công tác tôn giáo; còn mặc cảm, định kiến với tôn giáo, nhất là với chức sắc tôn giáo, thậm chí vi phạm chính sách tôn giáo. Một số địa phương trong việc giải quyết một số vụ, việc tôn giáo cụ thể còn thiếu tranh thủ được chức sắc tôn giáo, tạo cớ cho các thế lực thù địch và số chức sắc tôn giáo có thái độ xấu chống đối, kích động quần chúng tín đồ hoạt động gây mất trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Các địa phương còn thiếu thống nhất trong quản lý chức sắc tôn giáo dù đã có những qui định chung nhưng mỗi địa phương lại đưa ra cách giải quyết khác nhau. Như, ở địa phương này, cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo và các ngành chức năng

duyệt từng trường hợp tăng ni đi an cư kiết hạ, nhưng ở địa phương khác lại chỉ giải quyết trên nguyên tắc chung...Việc giải quyết các vụ khiếu kiện liên quan đến chức sắc tôn giáo, như: Lấn chiếm, tranh chấp đất đai cơ sở thờ tự, tranh chấp tài sản, tài chính liên quan tới quản lý tiền công đức, trộm cắp đồ tế lễ của cơ sở thờ tự, các chức sắc tôn giáo vi phạm giới luật.v.v. ở nhiều địa phương để kéo dài, không giải quyết dứt điểm, khi giải quyết lại mang tính chất mệnh lệnh hành chính nên đã làm cho chức sắc tôn giáo không phục, gây mất đoàn kết ở địa phương, có nơi trở thành điểm nóng tôn giáo.

- Một số địa phương, chính quyền các cấp can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của tôn giáo. Ở một số nơi khác, chính quyền lại chưa tranh thủ được ý kiến của giáo hội tôn giáo cơ sở trong các công việc của tôn giáo mà mình có chức năng trực tiếp giải quyết (như việc thỉnh tăng ni về chùa địa phương; linh mục chuyển đi, hoặc về giáo xứ; xác nhận việc nhập tu...).

Như vậy, xuất phát từ sự đổi mới quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, công tác chức sắc tôn giáo của HTCT mấy năm qua đã đáp ứng nhiều hơn về quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và chức sắc các tôn giáo, vì thế họ ngày càng tích cực tham gia các công tác xã hội, tham gia đấu tranh làm thất bại những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)