28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.
3.3.3.2. Xây dựng chương trình, kế hoặch sưu tập, khai thác và phát huy những đóng góp tích cực của Công giáo với dân tộc từ lịch sử cho đến nay; giữ gìn,
những đóng góp tích cực của Công giáo với dân tộc từ lịch sử cho đến nay; giữ gìn, tạo ra sự đồng thuận giữa những giá trị thiêng liêng của Dân tộc và của Công giáo
Những đóng góp và giá trị tích cực của Công giáo đối với dân tộc, đất nước, từ lâu Đảng ta đã ghi nhận, nhưng cho tới nay, việc khai thác đầy đủ hơn nữa vẫn cần đặt ra, bởi đây là một việc làm khó và càng khó hơn khi triển khai trên bình diện toàn quốc. Vậy trên vấn đề này hiện nay, cần phải đi từ việc đánh giá lại những nhân vật lịch sử là người Công giáo, nếu có nhiều cống hiến cho đất nước, cho cách mạng thì cần được ghi nhận và tuyên dương; phải tìm lại những đóng góp của các tác giả Công giáo vào nền văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, HTCT cần quan tâm trong việc phát huy, cũng như đào tạo nhiều nữa các nhà khoa học, chính trị, văn hoá nghệ thuật là người Công giáo, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều công trình khoa học, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật viết về đạo Công giáo nói chung và đạo Công giáo ở Việt Nam nói riêng. Về điều này, GS, Đặng Nghiêm Vạn đã từng trăn trở: “Làm sao hai cái Thiêng: Đất nước và Công giáo sóng đôi và cùng được tôn trọng. Đấy là sự hội nhập của Công giáo vào văn hoá Việt Nam, là sự “nhập thế” của người Công giáo vào tâm hồn Việt Nam”90. Đó cũng là tài - lực nội sinh của cộng đồng Công giáo ở Việt Nam được đưa hiến cho dân tộc và là cái “cốt vật chất” của sự hoà nhập ngày càng sâu, bền vững với quê hương, đất nước đã sinh ra họ. Qua đó khắc phục sự mặc cảm của tín đồ, chức sắc Công giáo và khơi dậy được lòng tự tôn, tinh thần trách nhiệm của họ với dân tộc.
Nó cũng là một cơ sở chắc chắn để xây dựng hàng ngũ chức sắc Công giáo trở thành lực lượng tiến bộ lãnh đạo GHCGVN trong một quốc gia có chủ quyền, định hướng phát triển lên CNXH, như tinh thần Thư Chung, năm 1980 của giáo hội là:
"Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc", thực hiện phương châm: "Giáo hội ở một nước độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài".
Những mâu thuẫn cụ thể xảy ra giữa chức sắc, tín đồ Công giáo với xã hội phải được giải quyết trên cơ sở chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp gỡ với các Giám mục lãnh đạo GHCGVN đã
90
Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở VN, Nxb CTQG, HN, 2001, tr. 284.
nói: Phải trên cơ sở thượng tôn pháp luật, không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo để có các hành vi vi phạm pháp luật91.