Đặc điểm của chức sắc tôn giáo ở Việt Nam 1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 28 - 29)

1.3.1. Đặc điểm chung

Chức sắc tôn giáo, trước hết họ là tín đồ thuộc một tổ chức tôn giáo nhất định, bởi vậy họ cũng có những đặc điểm chung của một tín đồ. Song khác với tín đồ bình thường, đội ngũ chức sắc tôn giáo có vai trò rất to lớn, có ý nghĩa quyết định đến sự mạnh yếu, uy tín cao thấp trong mọi hoạt động của mỗi tôn giáo.

Đội ngũ chức sắc tôn giáo ở nước ta có những đặc điểm chung, nổi bật như sau: Một, Hầu hết các chức sắc tôn giáo ở Việt Nam có tinh thần yêu nước, thể hiện rõ phương châm "đồng hành cùng dân tộc". Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, nhiều chức sắc các tôn giáo, như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài... đã một lòng đi theo cách mạng. Ngày nay, nhiều chức sắc tôn giáo luôn gương mẫu trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện… là những người đi đầu tổ chức hiện thực hoá cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo" tại các địa bàn có đông tín đồ tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận nhỏ chức sắc tôn giáo chưa chấp hành tốt chính sách, pháp luật của

17

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Người Công giáo gặp chúa trong lòng dân tộc, được viết ngày giáp lễ Noel 2005, VietNamNet, 18:38' 22/12/2005 (GMT+7).

nhà nước, thậm chí, có người bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng, có hành động chống đối chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hai, Chức sắc tôn giáo là những người được tổ chức tôn giáo chọn lựa, đào tạo cơ bản nên trình độ thần học và năng lực tổ chức thực tiễn của họ khá cao. Họ được tổ chức tôn giáo phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử. Trong đó nhiều người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và đại học, đáp ứng được những yêu cầu sinh hoạt đạo của tín đồ và những hoạt động xã hội ngoài tôn giáo. Với những cơ sở đó chúng tôi cho rằng chức sắc tôn giáo chính là đội ngũ trí thức của các tôn giáo. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận chức sắc tôn giáo vẫn còn hạn chế về trình độ học vấn nói chung và trình độ thần học, giáo lý nói riêng, nên chưa thể làm tốt vai trò của mình.

Ba, Trong quan hệ với tín đồ, chức sắc tôn giáo là những người rất gần gũi với giáo dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, chia sẻ vui buồn và là người thay mặt “đấng tối cao” nắm “phần hồn” của tín đồ, nên họ lại càng có uy tín. Mọi hoạt động của họ đều có ảnh hưởng rất sâu sắc trong đồng bào tín đồ.

Bốn, Hiện nay số lượng chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo ở nước ta có khá đông; độ tuổi trung bình của chức sắc của một số tôn giáo, đặc biệt là chức sắc cao cấp, tương đối cao, vì thế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chức sắc tôn giáo vẫn luôn được đặt ra, không chỉ với giáo hội các tôn giáo mà còn của cả xã hội.

Năm, Trong quan hệ với Nhà nước, chức sắc tôn giáo là những người đại diện cho tổ chức tôn giáo để giải quyết các công việc liên quan đến tôn giáo. Vị thế, họ là đối tượng chủ chốt để có thể kết hợp với chính quyền giải quyết mọi vấn đề, dù phức tạp, mà hoạt động tôn giáo liên quan đến đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)