Thời Lý, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh và dưới sự hướng dẫn của các thiền sư, trong nội cung nhiều ngôi chùa được xây dựng làm nơi an tịnh cho các vua tĩnh tâm, tham thiền, nghiên cứu tam tạng kinh điển (Phật, Lão, Nho). Ngôi chùa còn là trường học và các thiền sư là thày giáo, nơi đây trẻ em đến để học chữ và học Phật. Các thiền sư truyền thụ những kiến thức về xã hội và chính trị của Tam giáo cho các môn đồ. Nhờ có ruộng đất, tài sản nên các chùa đời Lý có điều kiện để phát triển số lượng chư tăng. Vì thế, số tăng ở các chùa rất đông đảo.24
Thời Trần, Phật giáo phát triển đạt đến đỉnh cao. Đặc biệt, giai đoạn này đã có sự thống nhất Phật giáo25. Về đào tạo tăng ni: Sau khi xuất gia và thọ đủ giới pháp, Trần Nhân Tông đã mở trường thuyết giảng Phật pháp, các chư tăng và người dân đến học rất đông. Nhưng Trần Nhân Tông vẫn đi khắp nơi giảng pháp, tổ chức các khóa học cho các chư tăng ở chùa Phổ Minh (Nam Định), Sùng Nghiêm (Hải Dương), Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang). Vào lúc này các khóa an cư kiết hạ đã được tổ chức. Trong đó vua Trần Nhân Tông đã giảng Truyền Đăng lục cho các đệ tử, mời quốc sư Đạo Nhất giảng kinh Pháp Hoa trong khóa học. Thiền sư nổi tiếng đời Trần là Pháp Loa (1284 - 1330) đã giảng dạy Phật giáo và kinh Phật cho nhiều khóa học. Mỗi buổi giảng có hàng nghìn người nghe. Năm 1313, thiền sư Pháp Loa chuyển về chùa Vĩnh Nghiêm và đặt văn phòng TW giáo hội tại đó. Từ đó chức vụ của các chức sắc được qui định, tự viện được kiểm tra và số tăng tịch được thiết lập. Trong lịch sử GHPGVN, kể từ đây tăng sỹ mới có hồ sơ lưu trữ tại giáo hội TW. Vào thời kỳ này tổng số tăng ni có trên 15.000 người26. Thời kỳ này, được Pháp Loa chỉ đạo, đến năm 1329 đã xây dựng được 05 bảo tháp, 02 cơ sở hoạt động tôn giáo lớn, là Quỳnh Lâm và Báo Ân, có trên 200 tăng đường27.
Thời Hậu Lê, Nguyễn, Phật giáo suy yếu, vì vậy việc đào tạo tăng ni cũng không được quan tâm. "Việc tu đạo đối với hàng ít học thì chỉ thành một thế quyền nghi theo hình thức, với hàng sỹ phu thì chỉ là một chỗ để người nào lận đận công danh, chán nản
24
Xem: Thượng tọa Thích Minh Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành - PL. 2536 - 1993, tr 181,182 và 201.
25
Vào thế kỷ XIII, ba thiền phái Tì ni đa lưu chi, Vô ngôn thông và Thảo đường đã nhập thành một.
26
Thượng tọa Thích Minh Tuệ, Sđd tr 376.
27
cuộc thế mới tìm đến để tiêu dao ngày tháng, mượn cảnh chùa am, tiếng chuông câu kệ mà dứt bỏ cuộc đời bên ngoài mà thôi…"28.
Đến thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc quốc Mỹ xâm lược nước ta, từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Phật giáo Việt Nam càng suy thoái hơn. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là sự xuống cấp của Tăng già, thể hiện chủ yếu trên hai phương diện là sự dốt và hư của tăng đồ cùng với sự chia rẽ các tông phái. Trong bối cảnh đó, để chấn hưng Phật giáo, một trong những công việc cần kíp là đào tạo tăng sỹ một cách bài bản, theo lối tu học mới29.
Về hình thức đào tạo, trước khi có các trường, lớp Phật học, tăng ni tu học theo cách truyền thống và có hai dạng chủ yếu:
Thứ nhất, việc tu học của tăng ni được tiến hành ở mỗi ngôi chùa. Tăng ni ở chùa nào thường làm đệ tử cho một vị hòa thượng, thượng tọa hay chí ít cũng là sư thày trụ trì ở chùa đó. Các hòa thượng, thượng tọa hay sư thày trụ trì có trách nhiệm dạy các đệ tử học tập giáo lý, giáo luật và tổ chức các lễ nghi Phật giáo. Cách tu học này, với một số bậc cao tăng cụ thể, đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Thứ hai, tu học trong các kỳ an cư kiết hạ, nội dung chủ yếu là sự kết hợp giữa tụng niệm, tọa thiền và học các bộ kinh. Những Kinh luận thường được dạy ở các trường hạ chủ yếu là bộ Sa Di Luận giải, Pháp Bảo Đàn kinh, Pháp hoa kinh. Bên cạnh môn học nội điển, trong một số thời kỳ và một số nơi tỳ kheo có thể còn được học những kiến thức ngoại điển, có lẽ chủ yếu là kinh sách của Nho giáo và Đạo giáo.30
Trên cơ sở sự phát triển của xã hội, đã ra đời các trường lớp chuyên đào tạo tăng ni một cách cơ bản hơn. Thời kỳ này, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã mở được các trường Phật học ở 3 cấp học: Cấp tiểu học (4 năm), trung học (3 năm) và Đại học (3 năm). Từ giữa năm 1935 đến năm 1936, Hội đã mở được 02 lớp tiểu học và trung học. Một lớp đặt tại chùa Quán Sứ, một lớp đặt tại chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội). Giảng sư của các lớp này chỉ có hòa thượng trụ trì chùa Phù Lãng Trung (Bắc Ninh) dạy về Phật pháp và cư sĩ Tú Tiến (Đông Châu) dạy phần Quốc Văn31.