Quan hệ của nhà nước ta với Vatican hiện nay đã có tiến triển khá tích cực, theo đó cần cải thiện hơn nữa để sớm tiến tới quan hệ chính thức

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 116 - 131)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

3.3.3.6.Quan hệ của nhà nước ta với Vatican hiện nay đã có tiến triển khá tích cực, theo đó cần cải thiện hơn nữa để sớm tiến tới quan hệ chính thức

tích cực, theo đó cần cải thiện hơn nữa để sớm tiến tới quan hệ chính thức

Tuy nhiên đây là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan đến toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam, ở trong và ngoài nước, do đó bên cạnh nguyên tắc đảm bảo lợi ích của cả hai bên thì cần phải chú trọng đến cả phương diện tình cảm và tâm lý của mỗi cộng đồng xã hội hiện nay.

Như vậy, xuất phát từ thực trạng chức sắc Công giáo và chức sắc Phật giáo ở nước ta; từ xu hướng biến động của chức sắc tôn giáo và từ những kết quả đạt được của công tác chức sắc tôn giáo của HTCT đã có không ít vấn đề đặt ra, ở cả phương diện chung của chức sắc các tôn giáo và riêng của chức sắc Phật giáo và Công giáo. Nó đòi đòi trước hết và chủ yếu là HTCT, sau đó là tổ chức giáo hội của các tôn giáo nói chung và của giáo hội Phật giáo và Công giáo nói riêng phải có các giải pháp, biện pháp vừa lâu dài, vừa cấp bách để giải quyết.

94

Võ Văn Kiệt, Người Công giáo “gặp Chúa trong lòng dân tộc”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 162, tháng 6..2008, tr. 92-99.

95

Giới Công giáo viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tuần báo Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 1662, tuần từ 20.6 đến 26.6.2008, tr. 7.

Kết luận

1. Đội ngũ chức sắc tôn giáo dù ở giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò và vị trí quan trọng đối với tín đồ, với sự tồn tại của giáo hội và ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển quốc gia. Nắm vững về vai trò quyết định của chức sắc trong một nền đạo nhất định, nên các tổ chức giáo hội tôn giáo đều có sự quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung, phát triển, đào tạo và sử dụng đội ngũ chức sắc cả về số lượng và chất lượng. Còn từ phía chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cũng phải quan tâm đến vấn đề chức sắc tôn giáo, không chỉ vì nhận thấy vai trò to lớn của họ đối với tín đồ tôn giáo, mà còn ở mối quan hệ trực tiếp của đội ngũ này với chính trị, trên cả hai chiều thuận và nghịch.

2. Chức sắc tôn giáo ở Việt Nam khá đông đảo và họ đều có những đặc điểm chung, là tín đồ tôn giáo, nhưng cũng có nhiều đặc điểm riêng, do giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức của mỗi tôn giáo quy định. Trong hàng chục tôn giáo ở Việt Nam đã có tư cách pháp nhân, chức sắc của Phật giáo và Công giáo được xem là tiêu biểu hơn cả, không những vì họ là đại diện của hai tôn giáo lớn nhất của nước ta, mà còn ở số lượng và chất lượng đông hơn và cao hơn, lại có mặt hầu như ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Thời gian qua, với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, chức sắc Phật giáo và Công giáo trong các hoạt động hành đạo, quản đạo và truyền đạo, đã có chiều hướng tích cực, tuân thủ pháp luật, thể hiện trọng trách của mình với tổ chức giáo hội, là công dân tốt của một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Trong các hoạt động xã hội ngoài tôn giáo, họ đã đóng góp hết mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ còn tích cực tham gia, trực tiếp hoặc gián tiếp vào đời sống chính trị do Đảng lãnh đạo, đồng thời chống lại những mưu đồ chính trị lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.

3. Tuy nhiên trong đội ngũ chức sắc Phật giáo và Công giáo ở nước ta cũng có một số người hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật và những quy định của địa phương; có hành vi đấu tranh, khiếu kiện sai quy định của chính sách và pháp luật gây ra tình hình phức tạp ở một số địa bàn. Tình trạng một số chức sắc né tránh phân công về mục vụ, trụ trì tại những cơ sở thờ tự xa sôi và khó khăn, tín đồ nghèo túng, vất vả; tình trạng đam mê giáo quyền; tình trạng xuống cấp về trình độ đạo pháp và đạo hạnh; nghiêm trọng hơn, một số họ bị các thế lực xấu lợi dụng vào những mục đích chống

đối chế chính trị... là một thực tế khiến dư luận xã hội và cả giáo hội tôn giáo lo ngại, vì có phần xa rời với những gì tốt đẹp của tôn giáo, tự đánh mất vai trò tôn giáo và đi ngược lại với đường hướng tiến bộ của Phật giáo, Công giáo.

4. Từ cả 2 mặt, tích cực và tiêu cực của thực trạng đội ngũ chức sắc Phật giáo và Công giáo ở nước ta, sau khi điểm qua một số kết quả đạt được của công tác chức sắc tôn giáo của HTCT đề tài đã rút ra những vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo nói chung và công tác chức sắc tôn giáo nói riêng của HTCT cũng như đối với GHPGVN và GHCGVN. Từ đó, để giải quyết những vấn đề ấy, đề tài đã có nhiều kiến nghị mang tính giải pháp theo các mức độ khác nhau đối với công tác chức sắc của HTCT. Đó là: Một, những kiến nghị chung đối với công tác chức sắc của HTCT; hai, kiến nghị đối với công tác chức sắc Phật giáo của hệ HTCT và ba, kiến nghị đối với công tác chức sắc Công giáo của HTCT. Với những kiến nghị ấy, đề tài hy vọng, nếu được Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị thuộc HTCT triển khai; cũng như GHPGVN và GHCGVN tham khảo và tiến hành thì chắc chắn nước ta sẽ có được một đội ngũ chức sắc tôn giáo có năng lực và có đạo hạnh tốt, được giáo dân tín nhiệm và đồng hành, gắn bó với dân tộc trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tuấn Anh (2008), Lợi dụng Hòa thượng Huyền Quang để lập tổ chức đối lập,

http://www. Vietnamnet.vn, Cập nhật ngày 03/07/2008.

2. Ban chấp hành TW Đảng đoàn MTTQVN, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện NQ Hội nghị lần thứ Bảy BCHTW (K.IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo, số 26/BC-Mặt trận TQVN-ĐĐ, 10/9/2008.

3. Ban tôn giáo Chính phủ (2004), Tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, HN.

4. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Dự án khảo sát “Tăng ni, tự viện Phật giáo Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, CN: Trần Khánh Dư, Vụ Phật giáo, HN.

5. LM.Thiện Cẩm (2004): “Đức tin và chính trị”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2.

6. Trương Bá Cần, Thử nhìn lại một thời kỳ được coi là thuận lợi nhất trong lịch sử Công giáo Việt Nam: thời kỳ Pháp thuộc, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, Số 142, 1 – 2006.

7. Trương Bá Cần, Ông Võ Văn Kiệt với Đức Tổng GM Nguyễn Văn Bình và báo Công giáo và dân tộc, Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 1662, tuần từ 20.6 đến 26.6.2008.

8. Thiều Chửu (2002), Con đường Phật học ở thế kỷ thứ XX. NXB Tôn giáo, HN.

9. C.Mác-Ph.Ăng ghen, Điều lệ của liên đoàn những người cộng sản, C.Mác- Ph.Ăng ghen toàn tập, Nxb CTQG, HN 1993, tập 7.

10. Hoài Dương, Vài nét chưa đẹp ở chùa Tây Phương, Báo Nhân dân, ngày 14 - 4 – 2000.

11. Nguyễn Hồng Dương, Tôn giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, H 2004.

12. Nguyễn Hồng Dương: Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam – vấn đề nhân sự và đào tạo, T/C Nghiên cứu Tôn giáo, số 5 – 2005.

13. Lê Tâm Đắc. Một số vấn đề về Phật giáo Hà Nội trong thời kỳ trước và sau năm 1986, Luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, HN 2001.

14. Lê Tâm Đắc, Công tác giáo dục Tăng ni ở Hội Phật giáo Bắc Kỳ, T/C Nghiên cứu tôn giáo, số 5-2006.

15. Lê Tâm Đắc, Vấn đề từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam hiện nay, TC Công tác tôn giáo, số 9 – 2009.

16. Nguyễn Đại Đồng, Lê Tâm Đắc. Sư Tâm Lai và việc vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. TC Nghiên cứu Tôn giáo, số 6 – 2007.

17. Yến Khả Giai (2007), Giáo hội Công giáo Trung Quốc, NXB Tôn giáo, HN, người dịch: Nguyễn Thị Bạch Tuyết.

18. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V (2002 – 2007) và chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007 – 2012), HN tháng 12 – 2007.

19. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2008.

20. GHPGVN, Kỷ yếu Đại hội kỳ II của GHPGVN.

21. Nguyễn Duy Hinh (2006). Triết học Phật giáo Việt Nam. NXB Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, HN.

22. Nguyễn Duy Hinh. Lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, trong: Nguyễn Duy Hinh. Một số bài viết về tôn giáo học. NXB KHXH , HN 2007.

23. Nguyễn Duy Hinh. Một số bài viết về tôn giáo học. NxbKHXH, HN 2007.

24. HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo Công tác đào tạo, bồi dưỡng của HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh (Báo cáo trước đòan công tác liên ngành do BTGCP chủ trì về khảo sát đánh giá lại đào tạo của HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh vào tháng 4/2009).

25. Hòa thượng Thích Trí Hải (2004), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo, HN.

26. Hoà thượng Thích Trí Hải (2003). Nhân gian Phật giáo đại cương. NXB Tôn giáo, HN.

27. Phan Thị Phương Hoa, Thực trạng HTCT cơ sở vùng Công giáo nghệ An và một số kiến nghị về công tác an ninh, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Xu hướng phát triển

của Giáo hội Công giáo Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh, Tạp chí CAND, Hà Nội, 7/2008.

28. Thích Thiện Hoa (1971), 50 năm phát triển Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ấn hành.

29. Học viện PGVN tại Hà Nội (2006), Báo cáo khái quát Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện PGVN tại Hà Nội (Báo cáo số 005 BC/HVPG ngày 05/4/2006).

30. HVPGVN tại Huế (2009), Báo cáo về việc Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, ngày 17 - 18/4/2009

31. HVPGVN tại Huế (2005), Kỷ yếu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Lễ Tốt nghiệp cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học, NXB Tôn giáo.

32. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giám năm 2004, NXB Tôn giáo, HN.

33. Nguyễn Việt Hùng (2007), Vụ gây rối của tăng sinh trường Paly Sóc Trăng và vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản, số 781 (tháng 11 năm 2007).

34. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, HN.

35. Phạm Thế Hưng (2005), Hiểu biết về Công giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo, HN.

36. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 – 1883), NXB Tôn giáo, HN.

37. Lê Minh Khánh (2009), Quá trình đào tạo chức sắc Phật giáo trong các học viện Phật giáo ở Việt Nam và phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chức sắc Phật giáo trong các học viện hiện nay, LV Đại học Chính trị, HN.

38. Võ Văn Kiệt, Người Công giáo “gặp Chúa trong lòng dân tộc”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 162, tháng 6..2008.

39. Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, T1, NXB Văn học, HN.

40. V.I.Lê-nin, Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, V.I.Lê-nin toàn tập, NxbTB, M,1979, t.17.

41. Nguyễn Thị Liên (2008), Đào tạo chức sắc trong các Đại chủng viện của đạo Công giáo ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo, HN.

42. Trần Quang. Lật mặt Huỳnh Văn Ba: Kẻ phản động đội lốt tu hành, Báo Lao động, ngày 13 – 12 – 2007.

43. Linh mục Bùi Đức Sinh: Lịch sử Giáo hội Công giáo I - II, Veritas Edition, Calgary - Canada 1999.

44. Bình An Sơn. Về hạnh Bố thí, trong: http://www.quangduc.com.

45. Hoành Sơn (2007), “Vatican II: Ngược dòng và xuôi dòng”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 145, tháng 1.2007.

46. HT.Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3.

47. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1998), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB KHXH, HN.

48. Vũ Minh Tiến: Xu hướng thế tục hoá của giáo hội Công giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Xu hướng phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác an ninh, Tạp chí CAND, Hà Nội, 7/2008.

49. Hoàng Thị Đáo Tiệp (2005), Dâng tiến chúa, NXB Tôn giáo, Hà Nội.

50. Thượng tọa Thích Minh Tuệ (1993), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành - PL. 2536 – 1993.

51. Thành hội Phật giáo Hà Nội (2009), Sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm và chương trình công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2009, Báo cáo ngày 11/8/2009.

52. Vũ Minh Tuyên (2000). Điều kiện tồn tại của Phật giáo Việt Nam hiện nay (qua một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ), Luận án tiến sĩ triết học, HN.

53. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1998): Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, HN.

54. Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng (2007), Lý luận về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Tài liệu tham khảo), NXB Tôn giáo, HN.

56. Kỷ yếu (đề tài nhánh): Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, Chủ nhiệm: TS. Hồ Trọng Hoài, H 2001.

57. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại diện HĐGMVN: Trên cơ sở thượng tôn pháp luật, không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do tôn giáo để có các hành vị vi phạm pháp luật, báo Nhân dân, 2/10/2008, tr.1&5.

58. Thánh Công đồng chung Vaticano II, Phân khoa Thần học Giáo hoàng học viện thánh Pio X, Đà Lạt 1980.

59. Tu hội Xuân Bích (1995), Đào tạo Linh mục, nguồn canh tân Giáo hội, Đại Chủng viện Huế.

60. Báo Cứu quốc, ngày 14-1-1946.

61. Báo Đuốc Tuệ, số 103, ngày 15/2/1939.

62. Báo Quân đội nhân dân, ngày 27 - 8 – 2007.

63. Báo Quân đội Nhân dân, ngày 25 - 8 – 2007

64. Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 145, tháng 1/.2007

65. Giới Công giáo viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tuần báo Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 1662, tuần từ 20.6 đến 26.6.2008./.

Phụ Lục

Phụ lục 1: Phân bố tăng ni Phật giáo ở nước ta hiện nay

TT Đơn vị tỉnh Tăng ni 1 An Giang 2257 2 Bạc Liêu 434 3 Bà Rỵa – Vũng Tàu 2981 4 Bắc Kạn 0 5 Bắc Ninh 209 6 Bắc Giang 71 7 Bến Tre 248 8 Bình Thuận 260 9 Bình Dương 445 10 Bình Phước 76 11 Bình Đinh > 1000 12 Cà Mau 110 13 Cần Thơ 213 14 Cao Bằng 02 15 Đà Năng 471 16 Đắc Lắc 63 17 Đắc Nông 18 Điện Biên 0 19 Đồng Tháp 355 20 Đồng Nai 2612 21 Gia Lai 169 22 Hà Nam 265 23 Hà Tây 1049 24 Hà Nội 764 25 Hà Giang 0 26 Hà Tĩnh 01 27 Hải Dương 235

28 Hải Phòng 287 29 Hậu Giang 171 30 Hưng Yên 231

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 116 - 131)