Đào tạo chức sắc Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 42 - 48)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.1.2.2. Đào tạo chức sắc Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến nay

Năm 1982 hệ thống trường cao cấp phật học (tiền thân của các Học viện Phật giáo ngày nay) ra đời, mở ra một thời kỳ phát triển mới đối với việc đào tạo chức sắc Phật giáo. Hệ thống đào tạo tăng ni của GHPGVN hiện nay như sau:

- Các cấp và hệ đào tạo

32

Ngay sau khi GHPGVN, giáo hội đã coi công tác bồi dưỡng, đào tạo tăng tài như một công tác Phật sự quan trọng, là một trong những nhiệm vụ hàng đầu xây dựng và phát triển Giáo hội. GHPGVN đã đề nghị Nhà nước cho phép thành lập Trường Cao cấp Phật học (tiền thân của các HVPGVN hiện nay). Từ một trường cao cấp Phật học, tiếp theo, Giáo hội đã xây dựng được một hệ thống các trường chuyên đào tạo Phật học từ thấp đến cao, mang tính chất giáo dục hiện đại. Đó là:

Sơ cấp Phật học: đào tạo trong 02 năm, do Bổn sư hoặc Y chỉ sư dạy riêng cho tăng ni tại các Tự viện, Tịnh xá dưới hình thức “gia giáo”, do Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện có trách nhiệm quản lý hoặc đứng ra tổ chức. Những đối tượng học ở cấp học này là những người mới xuất gia. Người dạy, Bổn sư (hay còn gọi là Bản sư), danh hiệu này được hiểu theo nhiều cách, ở đây được hiểu là “vị thầy gốc”, “chân sư”, vị thầy đã truyền giới hay vị thầy đã ấn khả chứng minh cho vị Tăng Ni theo học đó. Còn Y chỉ sư là bậc thầy của những người xuất gia tham thiền học đạo. Theo đó, những người xuất gia theo học sau khi được thụ giới phải nương tựa vào các bậc Tỳ khiêu tiền bối để được giám sát nhắc nhở (sư phụ hướng dẫn).

Trung cấp Phật học (trước kia gọi là Cơ bản Phật học), chương trình học 07 năm, gồm 2 cấp: Cấp I: 4 năm; cấp II: 3 năm. Việc quy định này tuỳ thuộc vào các đối tượng được tuyển sinh. Hiện nay cấp học này chủ yếu được áp dụng tại các Trường Trung cấp Phật học là 4 năm, dành cho đối tượng tăng ni sinh có trình độ thế học tối thiểu là lớp 9 và trình độ Phật học phải qua cấp thứ nhất.

Học viện Phật giáo (trình độ tương đương cử nhân) được thực hiện trong 04 năm. Đây là cấp học giáo dục chuyên sâu cho các tăng ni sinh đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học và trình độ thế học tối thiểu. Người thi tuyển phải tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương.

Đào tạo sau Đại học, gồm cao học Phật học và nghiên cứu sinh (tiến sỹ), nhưng hiện nay GHPGVN chưa có đủ điều kiện đào tạo cấp học này. Vì thế, tăng ni sinh sau khi tốt nghiệp HVPGVN thường ra nước ngoài học chương trình này. Nhưng một số vị sư không học thạc sỹ hoặc tiến sỹ Phật học mà học chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ thế học (Triết học, văn học, lịch sử, tôn giáo học...). Hiện nay ở trong nước, một số sư theo học thế học sau đại học ở một số cơ sở đào tạo, trong đó đáng kể là ở Viện Nghiên cứu tôn giáo, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt, gần đây ở Học

viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cũng có sư học chương trình cao học.

Ngoài ra, GHPGVN còn mở thêm một cấp học trung gian giữa Trung cấp và Học viện Phật giáo, đó là các Lớp Cao đẳng Phật học, học 3 năm, nhằm cung cấp nhân sự cho cấp cơ sở giáo hội. Cấp học này dạy theo chương trình Cao đẳng Phật học, khi tăng ni sinh tốt nghiệp được cấp Văn bằng Cao đẳng Phật học.

Lớp an cư kiết hạ: Công việc này nhìn chung có sự chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức và sự tích cực triển khai của các bộ phận tham gia. Trong các khóa hạ, tăng ni được học tập một số nội dung Phật học (Kinh, luật, luận) và một số môn sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Giáo hội. Đồng thời, những khóa hạ có mời đại diện một số cơ quan nhà nước như Ban Tôn giáo, Ban Tuyên huấn, MTTQ đến trình bày những chuyên đề về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước để tăng ni cập nhật.

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Ban Giáo dục tăng ni TW đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho các thành viên Ban Giáo dục tăng ni, Ban Giảng huấn các trường Trung cấp Phật học và tăng ni các tỉnh, thành hội Phật giáo.

Đối với các lớp đào tạo dài hạn của Phật giáo chủ yếu theo hình thức chính qui tập trung.

- Về các Học viện Phật giáo hiện nay.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, HVPGVN tại Hà Nội đã từng bước được củng cố và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo chức sắc cho GHPGVN. Tính đến nay, Học viện đã đào tạo được 5 khoá học, với 475 tăng ni đã tốt nghiệp và 264 tăng ni sinh đang theo học33.

Tháng 12/2003, UBND Tp.Hà Nội đã có quyết định cấp hơn 10ha đất tại xã Phù Linh - huyện Sóc Sơn - Hà Nội cho HVPGVN để xây dựng cơ sở mới. Hiện nay Học viện đã hoàn tất xây dựng giai đoạn 1 (Tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng), đáp ứng cho 340 tăng ni sinh tu học nội trú. Tháng 9/2006, HVPGVN tại Hà Nội chính thức chuyển cơ sở đào tạo từ chùa Quán Sứ đến xã Phù Linh - Sóc Sơn - Hà Nội và tổ chức

33

Học viện PGVN tại Hà Nội (2006), Báo cáo khái quát Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện PGVN tại Hà Nội (Báo cáo số 005 BC/HVPG ngày 05/4/2006).

Lễ khai giảng năm học thứ nhất, khoá V (2006 - 2010) hệ tương đương Cử nhân và khoá II hệ Cao đẳng. Sự kiện trên đánh dấu một bước phát triển mới của HVPGVN tại Hà Nội trong công tác đào tạo chức sắc hệ cử nhân, cũng như nghiên cứu khoa học và hợp tác với các Trường Đại học trong và ngoài nước.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh:

HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 10 năm 1983, đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh (750 Nguyễn Kiệm - Tp.Hồ Chí Minh), khai giảng khoá I vào năm 1984. Đây là Học viện đào tạo cho cả Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông (có Phật giáo Nam tông Khmer).

HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh đã từng bước được củng cố và phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo chức sắc cho GHPGVN. Hàng trăm sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện đã du học nhiều nước, tốt nghiệp tiến sĩ và cao học Phật học, cũng như các ngành thế học. HVPGVN tại TP.Hồ Chí Minh trở thành trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới. Kể từ niên học 2005, Học viện cải cách nội dung giáo dục và thay đổi chương trình học với mỗi năm hai học kỳ thành hệ thống tín chỉ theo hệ thống giáo dục phổ quát. HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh đã, đang đào tạo được 07 khoá và tiếp tục chiêu sinh khoá VIII (2009-2013), với 1022 tăng ni sinh đã tốt nghiệp và 1630 tăng ni sinh đang theo học34.

Vừa qua UBND Tp.Hồ Chí Minh đã cấp cho Học viện hơn 22 ha đất tại huyện Bình Chánh và Học viện đang tiến hành thủ tục hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng, để tiến tới xây dựng một Học viện Phật giáo khép kín với quy mô lớn.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Huế:

HVPGVN tại Huế được thành lập vào năm 1997. Trải qua 12 năm thành lập và phát triển, HVPGVN tại Huế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực tiến tới hoàn thiện là một cơ sở giáo dục trình độ tương đương cử nhân Phật học; có cơ sở vật chất đáp ứng tương đối đầy đủ trang thiết bị cho giảng dạy, tu học và nghiên cứu cho giảng viên và Tăng Ni sinh; mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục trong và ngoài nước; cải tiến

34

GHPGVN, Kỷ yếu Đại hội kỳ II của GHPGVN, Tr.45

HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo Công tác đào tạo, bồi dưỡng của HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh (Báo cáo trước đòan công tác liên ngành do BTGCP chủ trì về khảo sát đánh giá lại đào tạo của HVPGVN tại Tp.Hồ Chí Minh vào tháng 4/2009).

phương pháp giáo dục đại học hiện đại. Đến nay, HVPGVN tại Huế đã và đang đào tạo được 04 khóa và tiếp tục chiêu sinh khoá V (2009 - 2013), với 311 tăng ni sinh đã tốt nghiệp và 249 người đang theo học. Từ khóa IV (2008 - 2012) trở đi, Học viện xin thay đổi phương thức tuyển sinh 02 năm/lần (trước là 4 năm/lần). Nhiều Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp đã tiếp tục chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngòai35.

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer:

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, được thành lập năm 2006, đặt tại huyện Ô Môn thành phố Cần Thơ. Học viện có Hội đồng điều hành Học viện, gồm 09 thành viên, do Hòa thượng Danh Nhưỡng làm viện trưởng. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động đào tạo tăng ni sinh của Phật giáo Nam Tông Khmer, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học theo biệt truyền của hệ phái này ở trình độ Cử nhân Phật học. Khóa I của Học viện được chính thức khai giảng năm 2007, niên khóa 2007 - 2011, với số lượng năm đầu là 69 tăng.

Như vậy, đến nay GHPGVN có 4 HVPG đào tạo tăng ni sinh trình độ tương đương cử nhân Phật học, với tổng số 1.810 tăng đã tốt nghiệp và 2.208 người đang theo học, nhiều người đã học xong chương trình thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.

- Về chương trình đào tạo trong các Học viện Phật giáo:

Các môn học nội điển (Phật học): Gồm các môn học về Kinh, Luật, Luận của Phật giáo. Chẳng hạn, chương trình đào tạo của HVPGVN tại Hà Nội: Phần kiến thức nội điển gồm 176 đơn vị học trình. Trong đó, số đơn vị học trình của từng năm học là: năm thứ nhất: 36, năm thứ hai: 40, năm thứ ba: 49 và năm thứ tư: 51. Các môn học ngoại điển (thế học): Môn lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam là hai môn chính bắt buộc trong chương trình. Trong chương trình còn có các môn học khác như ngoại ngữ, triết học, tin học…

Riêng Phật giáo Nam tông Khmer, chương trình đào tạo cũng theo khung chương trình trên, nhưng nội dung học thiên về Phật giáo Nam tông; một số môn học tìm hiểu về văn minh, văn học Khmer… Bên cạnh đó, còn phải học Việt ngữ và các môn thế học khác.

35

HVPGVN tại Huế, Kỷ yếu Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Lễ Tốt nghiệp cấp phát văn bằng Cử nhân Phật học, NXB Tôn giáo, 2005.

HVPGVN tại Huế, Báo cáo về việc Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, ngày 17 - 18/4/2009.

Tuy nhiên, nội dung chương trình học cụ thể của từng Học viện cũng có khác nhau nhất định và ngay tại các khoá học của một Học viện cũng khác nhau, nhằm phù hợp với tình hình thực tế đào tạo của Học viện, phù hợp với từng năm học cũng như bổ sung thêm môn học đặc thù liên quan đến vùng miền. Dựa vào nội dung chương trình khung quy định của Giáo hội, các Học viện tự xây dựng chương trình cụ thể như: cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo cân đối giữa các môn học nội điển và ngoại điển, trên cơ sở đó sẽ quy định chi tiết các học phần phù hợp36.

Về giảng viên: Những giảng sư của các HVPGVN là những người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục, đào tạo tăng ni, đảm trách các môn kiến thức nội điển và hướng dẫn tăng ni sinh nghiên cứu, học tập một số môn học và chuyên đề. Về phần kiến thức ngoại điển, các HVPG đã mời một một số giảng viên của các trường đại học, học viện bên ngoài đảm nhiệm. Những năm gần đây, các Học viện mời cả các giáo sư, học giả nước ngoài đến giảng dạy nhằm làm phong phú thêm các hoạt động đào tạo của Học viện.

- Riêng kết quả đào tạo tăng ni sinh ở nước ngoài:

Từ năm 1981 đến nay đã có 276 tăng ni được giáo hội cho đi du học tại các nước, như ấn Độ, Nhật Bản, Srilanka, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Mỹ, úc, Đài Loan và đã có 40 người tốt nghiệp tiến sỹ Phật học, số tăng ni sinh đang theo học tiến sỹ, thạc sỹ ở các nước có hơn 200.

Như vậy, việc đào tạo tăng ni đã được tiến hành từ khi Phật giáo bắt đầu du nhập vào nước ta. Ngay từ thời kỳ phong kiến, thực dân, hoạt động đào tạo tăng ni Phật giáo đã được quan tâm. Lúc đầu nó được đào tạo dưới hình thức kèm cặp (không chính quy) tại các chùa hoặc các trung tâm Phật giáo, sau phát triển đến các trường lớp chính quy. Hoạt động đào tạo tăng ni phát triển mạnh trong thời gian gần đây sau khi GHPGVN thành lập, năm 1981, trong điều kiện đất nước tiến hành đổi mới và có những quan điểm, chính sách đổi mới trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Công tác đào tạo của GHPGVN đã đào tạo được một đội ngũ chức sắc Phật giáo khá đông đảo, có

36

Lê Minh Khánh, Quá trình đào tạo chức sắc Phật giáo trong các học viện Phật giáo ở Việt Nam và phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chức sắc Phật giáo trong các học viện hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Đại học Chính trị, HN 2009, tr 30 - 44.

trình độ, có đạo hạnh, từng bước đáp ứng sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 42 - 48)