Tình hình đào tạo chức sắc từ năm 1990 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 71 - 74)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.2.5. Tình hình đào tạo chức sắc từ năm 1990 đến nay

Giai đoạn này ngoài 4 Đại chủng viện hoạt động ổn định, còn có thêm 2 Đại chủng viện mới là Đại chủng viện Huế (1994) và Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang (1991). Như vậy GHCGVN đã có 6 Đại chủng viện đào tạo linh mục cho 26 giáo phận trong cả nước.

Giai đoạn này, thành phần Ban Giám đốc đông hơn và không còn kiêm nhiệm như trước đây. Trong mỗi Đại chủng viện đều thành lập Ban Chủng sinh (thường có 5 ban chính: Ban lao động - vệ sinh - chăn nuôi; Ban phụng vụ - Phòng Thánh - Thánh nhạc - Văn nghệ; Ban điện - nước - mộc; Ban thư viện - bài học và Ban mục vụ - xã hội - thể dục thể thao. Thời gian biểu dành cho chủng sinh không giống nhau, mà tuỳ theo sự bố trí của Ban Giám đốc Đại chủng viện, nhưng nhìn chung được thực hiện theo một lịch trình đến chi tiết. [Xem phần phụ lục].

Trong giai đoạn này cả 6 Đại chủng viện chiêu sinh 2 năm/lần thay vì 3 hoặc 6 năm như trước, số lượng chủng sinh cho mỗi khoá không hạn chế. Điều kiện tuyển chọn chủng sinh, giai đoạn này Giáo hội chú trọng nâng cao chất lượng hơn số lượng và bắt đầu ngay từ khâu chiêu sinh. Hội đồng Giám mục Á Châu đã đề nghị: "Chủng viện nên chịu khó tìm hiểu kỹ lưỡng các ứng sinh trước khi nhận họ vào chủng viện bằng cách trao đổi và nếu cần có thể dùng trắc nghiệm tâm lý. Cần thông báo kết quả của các trắc nghiệm này cho giám mục của các ứng sinh ấy"60.

Theo đó, các Đại chủng viện đã nghiêm ngặt hơn trong việc chiêu sinh. Như chọn chủng sinh trong gia đình ngoan đạo, sức khoẻ tốt, yêu thích công việc của một linh mục, có khả năng sống đời sống độc thân, trong quá trình học phải có lòng can đảm và bản lĩnh trước những cám dỗ của đời sống thế tục, có một thời gian tìm hiểu

ơn gọi và được linh mục xứ giới thiệu. Riêng tiêu chí tốt nghiệp phổ thông trung học đang được một số Đại chủng viện nâng lên tốt nghiệp đại học chính quy hoặc tại chức, ai đang học đại học mà trúng tuyển vào Đại chủng viện, được khuyến khích tiếp tục công việc học tập, đợi sau khi tốt nghiệp đại học sẽ vào khoá sau của Đại chủng viện. Trước khi trúng tuyển vào Đại chủng viện, chủng sinh được khám sức khoẻ và thử máu, nếu có bệnh tật thì không hoặc chưa nhận vào chủng viện; nếu phát hiện những người chưa dứt tình cảm với bạn gái thì cho chuyển hướng tu.

Nội dung đào tạo rất coi trọng cho thực tập mục vụ. Thời gian học mỗi khoá là 7 năm, trong đó có một năm thực tập. Chương trình đào tạo vẫn đảm bảo 4 lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. Phương pháp đào tạo đã có sự canh tân, kết hợp truyền thống với hiện đại (tăng phần trao đổi) nhằm tạo cho chủng sinh nhiều cơ hội để phát huy sáng kiến cá nhân trong quá trình học tập. Trong chương trình đào tạo, nội dung triết học và thần học là căn bản và là truyền thống của Giáo hội, nhưng giai đoạn này vấn đề thần học được chú trọng hơn.

Ngày nay Giáo hội đề cao và đòi hỏi đời sống độc thân của hàng ngũ giáo sĩ, nhờ đời sống độc thân mà linh mục hoàn toàn tự do để yêu thương, quan tâm và chăm sóc người khác theo phương châm: Mọi người có quyền đòi hỏi linh mục, nhưng linh mục không thuộc về riêng một ai cả. Do đó, các Đại chủng viện cũng quan tâm nhiều hơn đến giáo dục đời sống độc thân cho chủng sinh, coi trọng vai trò linh mục linh hướng. Chủng sinh học chương trình sống độc thân một cách có hệ thống và thẳng thắn trao đổi với linh mục linh hướng về tính dục. “Am hiểu vấn đề này và trước hết khám phá ra những địa hạt tính dục trong chính đời sống của mình. Việc huấn luyện đời sống độc thân không bao giờ được phép sa vào tình trạng người mù dắt kẻ mù. Những người thích hợp nhất để huấn luyện người khác sống độc thân chính là những mẫu gương sống đời độc thân linh mục trong vui tươi, cầu nguyện và nhiệt thành với sứ vụ” 61.

Trong 7 năm học, chương trình học tập được bố trí chặt chẽ, chia thành 12 học kỳ với thời lượng từ 20 đến 36 môn học tương đương với 2.680 đến 3.600 tiết62.

61

Linh mục James S. Tucker (2000), "Để sống đời độc thân khiết tịnh", Bản tin Hiệp thông, (8), tr.253. 62

Ban Tôn giáo Chính phủ (2004), Báo cáo tình hình các Đại chủng viện đạo Công giáo, công tác quản lý Nhà nước đối với Đại chủng viện, một số kiến nghị, đề xuất.

Đối với môn "Lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam", trước đây gọi là môn “Giáo dục công dân”, được đưa vào chương trình đào tạo chức sắc tôn giáo, trở thành một môn học chính. Trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, tình hình dạy và học môn này ở mỗi Đại chủng viện có khác nhau, sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã quy định nội dung, chương trình giảng dạy được thống nhất chung cho các Đại chủng viện, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm. Nhưng đến nay nội dung chương trình, bố trí giảng viên giảng dạy trong các Đại chủng viện vẫn chưa thực hiện được mà vẫn do địa phương tự quyết định.

Về số lượng giảng viên, tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đủ, nên các Đại chủng viện vẫn duy trì hai hình thức giảng viên thường trú và thỉnh giảng. Số lượng giảng viên trong các Đại chủng viện là 153 giảng viên, trung bình mỗi Đại chủng viện có 25,5 giảng viên vào năm 2005 - 2006 và 28,1 giảng viên khoá 2006 - 2007. Trong đó, giảng viên thường trú chỉ có 50 người, bình quân một Đại chủng viện có 8,3 người. Nhiều giảng viên được đào tạo bằng hai và đào tạo nâng cao sau chủng viện ở nước ngoài, giỏi về thần học, có kinh nghiệm mục vụ và phương pháp sư phạm, lại khiêm tốn và đức độ.

Với những thành quả đạt được, hoạt động đào tạo đã khắc phục tình trạng thiếu hụt linh mục do hoàn cảnh lịch sử để lại. Các Đại chủng viện tiếp tục nâng cao trình độ trong việc dạy và học, trong đó chú ý nhiều hơn đến chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Về kết quả đào tạo, giai đoạn này, 6 Đại chủng viện đã chiêu sinh được 2.407 chủng sinh. Nếu tính số linh mục hiện có là 3.503 người thì bình quân một linh mục phụ trách 1.709 giáo dân, nhưng nếu tính số linh mục hiện có cộng với số chủng sinh đã học xong và đang học thì số nhân sự trong của Giáo hội là 4.892/5.989.698 giáo dân và bình quân một linh mục coi sóc khoảng 1.224 giáo dân. Trong một vài năm tới Giáo hội Công giáo sẽ đáp ứng đủ linh mục quản xứ và bình quân một linh mục chỉ quản khoảng 1.000 giáo dân.

Như vậy, quá trình đào tạo linh mục của GHCGVN từ khi các Đại chủng viện hoạt động trở lại đến nay là một quá trình liên tục, ổn định. Các Đại chủng viện đã mang lại cho GHCGVN thành quả tốt đẹp, khắc phục được tình trạng thiếu linh mục ở các giáo phận miền Bắc sau năm 1954 và miền Nam sau 1975.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 71 - 74)