Tình hình đào tạo trong các đại chủng viện Công giáo từ năm 198 1-

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 69 - 71)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.2.4. Tình hình đào tạo trong các đại chủng viện Công giáo từ năm 198 1-

1990

Thời gian đầu các Đại chủng viện chiêu sinh 6 năm/1 lần, sau rút xuống 3 năm/1 lần. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có hai Đại chủng viện chiêu sinh 3 năm một lần và 2 Đại chủng viện chiêu sinh 6 - 8 năm một lần. Bởi vì, do mới hoạt động trở lại

nên một số Đại chủng viện chưa hội đủ các điều kiện để chiêu sinh hai năm một lần, dẫn đến thời gian chiêu sinh giữa các khoá có sự chênh lệch. Đến khi hoạt động ổn định các Đại chủng viện chiêu sinh đều đặn hai năm một lần.

Nội dung đào tạo môn học tôn giáo, gồm các môn học theo 4 phương diện: Nhân bản, trí thức, đạo đức và mục vụ. Để triển khai bốn môn đó, tuỳ từng Đại chủng viện mà Ban Giám đốc thiết kế thành những chương trình riêng, nhưng về cơ bản có những môn học sau: 1- Môn kinh bổn. 2- Môn tín lý. 3- Môn Kinh Thánh. 4- Môn luân lý. 5- Môn giáo sử. 6- Môn lễ nghi và tu đức. 7- Môn sinh ngữ.

8- Giáo dục đời sống độc thân.

9- Môn học do Nhà nước quy định 59.

Tuy nhiên, với chương trình này cho thấy Giáo hội vẫn nặng về đào tạo tri thức và ít thời gian cho chuyên môn, cũng như thiếu hẳn phần đào tạo về khoa học xã hội và hiểu biết về các tôn giáo bạn. Bên cạnh đó, sự thiếu thống nhất về nội dung, thời lượng, cách bố trí môn học tạo ra sự khác biệt giữa các Đại chủng viện.

Về giảng viên, còn gọi là Giáo sư, Giảng sư và linh mục Linh hướng, trong Đại chủng viện thường gọi chung là Ban Giảng huấn. Giảng viên có 2 loại: Giảng viên thường trú (cư trú trong Đại chủng viện và chuyên làm công tác giảng dạy) và giảng viên thỉnh giảng. Ban Giảng huấn là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo chủng sinh. Lúc này các Đại chủng viện còn thiếu đội ngũ giảng viên, tất cả chỉ có khoảng từ 60 đến 70 người, bình quân mỗi Đại chủng viện có hơn 10 người. Để khắc phục tình trạng này, các Đại chủng viện đã luân chuyển giảng viên giữa các Đại chủng viện và mời giảng viên thỉnh giảng. Kết quả đào tạo, trong giai đoạn này đào

59

Là môn ”Giáo dục công dân”, gồm 3 phần: Lịch sử dân tộc, Kiến thức pháp luật - quyền và nghĩa vụ công dân, chính sách pháp luật về tôn giáo của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thời gian học 2 giờ một tuần, trong 4 học kỳ, giảng viên do Sở giáo dục tỉnh, thành phố nơi có Đại chủng viện bố trí, hoặc do Đại chủng viện chọn người và thông qua Sở giáo dục tỉnh. Tuy nhiên, nội dung, chương trình giảng dạy, giáo trình đều do giảng viên biên soạn, nên thời lượng và nội dung môn học ở các Đại chủng viện không giống nhau.

tạo được 209 chủng sinh, tuy nhiên, với nhiều lý do, số tốt nghiệp sau 7 năm học ít hơn.

Có thể thấy, thời gian này, các Đại chủng viện chú trọng đào tạo về số lượng hơn chất lượng để tăng cường số lượng linh mục còn thiếu. Bên cạnh đó, Giáo hội đã hợp thức hoá cho số chủng sinh lớn tuổi để phong linh mục. Mặc dù còn hạn chế ở nhiều mặt, nhưng đây là giai đoạn quan trọng trong tiến trình đào tạo chức sắc của GHCGVN, tạo ra sự khởi đầu mới cho Giáo hội trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 69 - 71)