Một số hoạt động lợi dụng Phật giáo của một số tăng n

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 56 - 65)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.4. Một số hoạt động lợi dụng Phật giáo của một số tăng n

* Hoạt động của nhóm Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ

Liên tục từ nhiều năm nay nhóm Huyền Quang, Quảng Độ luôn luôn kích động quần chúng Phật tử cực đoan đòi khôi phục GHPGVNTN trước đây43. Thích Huyền Quang, tức Lê Đình Nhàn, sinh năm 1917 tại Bình Định. Trước ngày giải phóng miền Nam, Huyền Quang là Phó viện trưởng Viện Hóa đạo của GHPGVNTN. Thích Quảng Độ, tức Đặng Phúc Tuệ, sinh ngày 27 - 11 - 1927 tại Tiền Hải, Thái Bình. Trước năm 1975, Quảng Độ giữ chức vụ Tổng thư ký Viện Hóa đạo của GHPGVNTN.

42

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ V (2002 – 2007) và chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VI (2007 – 2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, HN tháng 12 – 2007, tr 36 - 39.

43

GHPGVNTN, tổ chức được thành lập năm 1964. Từ năm 1981, năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, GHPGVNTN đã không còn được thừa nhận ở nước ta.

Ngay sau khi giải phóng miền Nam, ngày 14/5/1975, Thích Huyền Quang với Thích Quảng Độ đã kích động Phật tử đấu tranh với chính quyền cách mạng, gây nên nhiều vụ lộn xộn ở Tp.Hồ Chí Minh nên bị đưa ra xét xử tại tòa án Thành phố vào các ngày 08 - 09/12/1978. Xét về hành vi phạm tội, sự ăn năn hối cải, toà đã mở lượng khoan hồng đối với Quảng Độ, Huyền Quang, nhưng họ vẫn không từ bỏ âm mưu chống đối cách mạng. Năm 1981, khi các vị giáo phẩm trong GHPGVNTN thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo thì họ tìm cách chống phá, kích động tay chân gây rối.

Năm 1992, trong đám tang hòa thượng Thích Đôn Hậu (người có tín nhiệm lớn trong Phật giáo ấn Quang44, là phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, nhóm Huyền Quang đã làm giả chúc thư của Hòa thượng, âm mưu chỉ định Huyền Quang làm Viện trưởng Viện Hóa đạo và để GHPGVNTN cũ hoạt động trở lại theo hiến chương năm 1964, đồng thời thành lập Hội Phật giáo GHVNTN hải ngoại.

Để tưởng nhớ công lao của Hòa thượng Thích Đôn Hậu (đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng), Nhà nước đã thành lập Ban Lễ tang Hòa thượng. Song Huyền Quang, Quảng Độ và một số người khác đã tuyệt thực để phản đối Ban Lễ tang Nhà nước, không cho đoàn của Chính phủ đọc điếu văn và viếng. Cùng thời gian này, chúng cho phát tán một số tài liệu phản động từ nước ngoài gửi về, vu cáo, xuyên tạc chế độ ta “vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo”, cho rằng GHPGVN thành lập năm 1981 là do nhà nước áp đặt và đòi GHPGVNTN cũ tồn tại song song với GHPGVN.

Ngày 25/5/1993, lợi dụng có một người tự thiêu trong khu vực chùa Linh Mụ (Huế), chúng đã mạo nhận là một Phật tử “tự thiêu vì đạo” nhằm đấu tranh với chính quyền, thực hiện mưu đồ chống phá. Số phản động ở ngoài nước, như Võ Văn ái, Thích Quảng Ba đã ráo riết chỉ đạo, kích động nhóm tu sĩ ở chùa Linh Mụ hành động chống đối. Khi chính quyền sở tại mời Thích Trí Tựu (giám tự chùa Linh Mụ) lên UBND thành phố để làm việc, chúng đã vu cáo chính quyền bắt người trái phép, tiếp đó, kích động Phật tử xô xát với cán bộ giữ gìn trật tự, chặn xe của chính quyền, đập phá và đốt xe.

44

Bên cạnh đó, một số phần tử khác như Đồng Văn Kha (tức tu sỹ Đức Nhuận), Phạm Văn Thương (tức tu sỹ Tuệ Sỹ) đã mua vũ khí, lập mật khu, âm mưu manh động vũ trang, hoạt động chống phá.

Đến cuối tháng 8-2007, Thích Quảng Độ và đồng bọn đã lợi dụng những người khiếu kiện, tập trung đông người để tuyên truyền phản động, nói xấu chế độ, gây mất trật tự an ninh xã hội ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, ảnh hưởng tiêu cực đến dư luận xã hội. Nhờ một số hoạt động từ thiện, Thích Quảng Độ được một số tổ chức phi chính phủ bên ngoài biết đến, là lý do để các thế lực thù địch đề nghị Thích Quảng Độ được nhận giải thưởng Nô ben hòa bình vào các năm 2000, 2001, và cả năm 2009 (nhưng không thành). Họ giới thiệu, đó là “người nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi bằng phương pháp hòa bình cho tự do, nhân quyền ở Việt Nam”45.

Thích Quảng Độ còn hô hào “phải đòi một chế độ đa nguyên đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ một đảng thì không giải quyết được gì. Cần phải có những đảng phái khác …”. Thích Quảng Độ đã làm vấy bẩn áo cà sa, chà đạp lên Phật pháp, lộ nguyên hình một kẻ hoạt động chính trị, “đánh lận con đen” 46.

Tháng 7 – 2008, Thích Quảng Độ và một số phần tử khác đã có ý định lợi dụng đám tang của hoà thượng Thích Huyền Quang để tái lập lại GHPGVNTN ở nước ta, tăng cường hoạt động chống phá cách mạng.

Nếu Hòa thượng Huyền Quang viên tịch thì GHPGVNTN sẽ giành quyền đứng ra tổ chức tang lễ. Nhóm người này cũng định tiến hành hỏa táng nhục thân của Hòa thượng Huyền Quang để lấy xá lợi làm kỷ vật cho GHPGVNTN. Lúc đó, Thích Quảng Độ sẽ tự nhận thay thế vị trí Huyền Quang, tuyên bố làm Đệ ngũ Tăng thống, còn Viên Định làm Viện Trưởng Viện hóa đạo, Thiện Hạnh làm Chánh Thư ký Viện Tăng thống. ý đồ của nhóm Quảng Độ không những gây bức xúc trong môn đồ, đệ tử của ông Huyền Quang mà còn gây sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ GHPGVNTN…

Về phía chính quyền Nhà nước, ngay sau khi nhận được tin Hòa thượng Huyền Quang phải vào bệnh viện điều trị, các cấp chính quyền và các ban, ngành, GHPGVN đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, ưu ái với một cao tăng Phật giáo mà không có sự phân biệt đối xử.

45

Báo Quân đội nhân dân, ngày 27 - 8 - 2007

46

Tuy Hòa thượng Huyền Quang không phải là thành viên của GHPGVN, nhưng với tình đồng đạo đối với một vị cao tăng Phật giáo, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định đã chủ động bàn bạc với ông Minh Tuấn và số đệ tử Tu viện Nguyên Thiều để lo đám tang cho Hòa thượng Huyền Quang trong trường hợp viên tịch, thực hiện các nghi lễ Phật giáo một cách trang trọng, xứng đáng với vị thế của Hòa thượng Huyền Quang47. Hoà thượng Thích Huyền Quang đã viên tịch lúc 13h15 ngày 5 – 7 – 2008 tại Tu viện Nguyên Thiều, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tang lễ đã được GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định tổ chức trang trọng giành cho một vị cao tăng Phật giáo.

Âm mưu và hoạt động chống phá chính quyền nhà nước ta của nhóm Thích Quảng Độ là có hệ thống, đã gây tổn thất lớn cho đạo pháp, gây mất an ninh trật tự xã hội và ảnh hưởng xấu đến ninh chính trị của đất nước. Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự GHPGVN nhận định: Ông Thích Quảng Độ làm điều xấu hại nước, hại dân. Những việc làm của ông Độ đã đi ngược lịch sử phát triển của GHPGVN, trái với đạo lý và nhân tâm.48

* Hoạt động của nhóm Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế

Nhóm này do Thích Thiện Hạnh cầm đầu đã kích động gây chia rẽ tăng ni, Phật tử ở Huế. Vốn là người có những hoạt động sai trái và bị nhiều người phê phán nên Thích Thiện Hạnh trở nên bất mãn, lập ra “Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế”, lôi kéo một số sư trẻ thuộc sơn môn tham gia. Nhóm này trở thành lực lượng thứ hai sau nhóm Huyền Quang, Quảng Độ, thân cận và ủng hộ Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ. Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế còn móc nối với linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế và Lê Quang Liêm (là người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo cũ đang ở Tp.Hồ Chí Minh)49 để thành lập “ủy ban liên tôn đấu tranh đòi tự do tôn giáo”, với nhân sự: Thích Thiện Hạnh là chủ tịch, Lê Quang Liêm là phó chủ tịch, Nguyễn Văn Lý là tổng thư ký, Thích Thái Hòa và linh mục Nguyễn Hữu Giải là ủy viên (Âm mưu của họ không thể công khai thực hiện).

47

Tuấn Anh, Lợi dụng Hòa thượng Huyền Quang để lập tổ chức đối lập, http://www. Vietnamnet.vn, Cập nhật ngày 03/07/2008.

48

Báo Công an nhân dân, ngày 29 - 8 - 2007 và Báo Đại đoàn kết, ngày 30 - 8 – 2007.

49

Cả hai nhân vật này đều là những phần tử bất hảo. Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần bị phạt tù vì tội gây rối trật tự và phá hoại khối đoàn kết toàn dân. Gần đây y thể hiện sự chống đối chính quyền rất quyết liệt.

Hoạt động của Thích Thiện Hạnh và Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế đã làm cho tăng, ni và Phật tử ở Thừa Thiên - Huế hết sức bất bình, lên án, tẩy chay, nhưng lại được những phần tử cực đoan ở nước ngoài ủng hộ bằng cả tinh thần và vật chất. Vì vậy Tăng đoàn Thừa Thiên - Huế vẫn tồn tại bất hợp pháp. Thích Thiện Hạnh đã gửi nhiều đơn thư tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đòi cho Thích Huyền Quang về Tp.Hồ Chí Minh an dưỡng tuổi già, nhưng thực chất là để đưa Thích Huyền Quang cùng với Thích Quảng Độ đòi phục hồi GHPGVNTN, để chống đối phá hoại.

Hiện nay “Tăng đoàn Thừa Thiên Huế” đang là mối quan tâm giải quyết của công tác tôn giáo ở Thừa thiên Huế. Đây là tổ chức bất hợp pháp, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản giải thể, nhưng những năm qua họ vẫn hoạt động như một lực lượng đối trọng với Ban trị sự Phật giáo tỉnh, gây chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết trong Phật giáo Thừa Thiên Huế. Thực tế, các thế lực thù địch đang tích cực lợi dụng nhóm này trong âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc. Đây là vấn đề phức tạp có nhiều nguyên nhân sâu xa từ nội bộ Phật giáo Thừa Thiên Huế đã diễn ra trong một giai đoạn dài làm cho sự phân hoá càng trở nên sâu sắc, đào thêm hố ngăn cách giữa “tăng đoàn” và Ban trị sự. Do vậy, vấn đề “Tăng đoàn” sẽ là vấn đề còn tồn tại lâu dài của Phật giáo Thừa Thiên Huế.

* Vụ gây rối của tăng sinh trường Pali Sóc Trăng:

Mang tư tưởng dân tộc cực đoan, các tổ chức Khmer Campuchia Krôm phản động bất chấp sự thật lịch sử đã tung ra các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Việt Nam và bịa đặt ra sự kiện thực dân Pháp lấy đất Campuchia cho Việt Nam, bằng Sắc luật 49-733, ngày 4/6/1949. Biểu hiện rõ nhất của âm mưu chia rẽ dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước là vụ gây rối, mất trật tự công cộng ngày 8 – 2 – 2007 tại thị xã Sóc Trăng.

Vụ gây rối bùng phát nhân sự việc công an giao thông tạm dừng xe hon đa vi phạm pháp luật của các phần tử quá khích để xử lý. Dựa vào sự việc trên, bọn phá hoại đội lốt tôn giáo đã kích động một số tăng sinh trường Pali Trung cấp Phật học Nam Bộ vu khống công an cấm không cho sư đi khất thực. Sau đó, chúng dùng điện thoại thông báo đến một số chùa để tập hợp lực lượng kéo về công an thị xã, gây mất trật tự, ùn tắc giao thông, cản trở sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Cuộc gây rối trên kéo dài hơn 2 giờ, lực lượng an ninh phát hiện có nhiều cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp của

bọn phản động từ nước ngoài. Những kẻ kích động gây rối tỏ ra hung hăng, bất chấp sự giải thích của chính quyền, thậm chí còn giương cao cờ đạo và cờ của tổ chức Khmer phản động KKF, tung ra lời lẽ bất nhã, nhục mạ cán bộ lãnh đạo của một số ngành.

Ngay sau khi xảy ra sự kiện trên, các đoàn công tác của tỉnh đã tuyên truyền vận động, giải thích cho nhân dân, đặc biệt là các tổ chức Phật giáo hiểu đúng bản chất sự việc. Vì thế đã tạo được sự đồng thuận của các vị hoà thượng, thượng toạ, đại đức, achar, các Phật tử và nhân dân trong vùng có đông đồng bào Khmer. Các chức sắc trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước đã kiến nghị nhiều giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời những kẻ cầm đầu gây rối. Ngày 23 – 2, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh phối hợp với các vị trụ trì các chùa tiến hành xử lý buộc hoàn tục với một số tăng sinh và chức sắc cầm đầu sự kiện ngày 8 – 2, tạo được sự đồng thuận trong các chùa, nhất là trong ban quản trị chùa, bảo vệ uy tín của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước, uy tín của Trường Trung cấp Phật học Pali Nam Bộ50.

* Vềvụ Huỳnh Văn Ba (tức Thích Thiện Minh)

Ngày 12 tháng 12 năm 2007, cơ quan an ninh đã thông báo chính thức việc Huỳnh Văn Ba tổ chức thực hiện âm mưu kích động, rải truyền đơn, truyền thanh nói xấu chế độ, chống phá chính quyền tại Bạc Liêu. Trước đó mươi ngày, Huỳnh Văn Ba lên chùa Bà La Mật ở Long Thành, Đồng Nai, gặp ông Hồ Bửu Hoa, “cố vấn” của “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo”, để cùng chủ trì cuộc họp với một số người trong cái gọi là “Đại diện thanh niên dân chủ”, bàn bạc ý đồ tiếp tục lợi dụng các vụ khiếu kiện, đình công, kích động người dân khiếu kiện chống đối theo chỉ đạo của một số tổ chức phản động lưu vong. Huỳnh Văn Ba đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng như soạn thảo bài viết tuyên truyền, xuyên tạc chống Nhà nước, phát tán lên mạng Internet, nghiên cứu, tiếp xúc, lôi kéo người mà chúng cho là “dân oan”, “tù chính trị” tham gia vào “Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” do chúng lập ra.51

* Sự việc xảy ra tại Tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng:

50

Nguyễn Việt Hùng. Vụ gây rối của tăng sinh trường Paly Sóc Trăng và vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản, số 781 (tháng 11 năm 2007), tr 105 – 109.

51

Trần Quang. Lật mặt Huỳnh Văn Ba: Kẻ phản động đội lốt tu hành, Báo Lao động, ngày 13 – 12 – 2007.

Tu viện Bát Nhã thuộc địa phận xã Damb'ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích khoảng 30ha, thành lập năm 1995, do thượng tọa Thích Đức Nghi làm viện chủ. Thượng toạ Thích Đức Nghi, năm 2005, đã bảo lãnh để Làng Mai, cơ sở Phật giáo do Thích Nhất Hạnh lập ra tại Pháp, tu tập tại Tu viện này.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (tên thật là Nguyễn Xuân Bảo), sinh năm 1926 ở Thừa Thiên – Huế. Năm 16 tuổi ông xuất gia vào tu ở chùa Từ Hiếu (Huế), thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Tốt nghiệp Viện Phật học Báo Quốc ở miền Trung, Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại Thừa và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Với nhận thức sâu sắc truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và những phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây, Thích Nhất Hạnh đã có cách tiếp cận hiện đại đối với thiền và trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

Sau 30 năm xa đất nước, từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh từ Pháp về Việt Nam theo lời mời của GHPGVN, cùng đi có hơn 200 tăng thân Làng Mai thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Ông được phép thuyết giảng, trao đổi nghiên cứu về Phật giáo và đi thăm các cơ sở thờ tự Phật giáo trong cả nước. Một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt trong thời gian này. Trước khi về Pháp 15 ngày, ông đã thăm thủ tướng Phan Văn Khải.

Năm 2007, ông lại cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam, từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni, Phật tử ba miền. Đầu năm 2007,

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)