Xây dựng nội dung công tác vận động chức sắc tôn giáo mang tính toàn diện, quán triệt đến các cấp của HTCT và yêu cầu cần triển khai sáng tạo, phù

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 100 - 103)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

3.3.1.3.Xây dựng nội dung công tác vận động chức sắc tôn giáo mang tính toàn diện, quán triệt đến các cấp của HTCT và yêu cầu cần triển khai sáng tạo, phù

toàn diện, quán triệt đến các cấp của HTCT và yêu cầu cần triển khai sáng tạo, phù hợp với tình hình của mỗi địa bàn; quan tâm đến việc kết nạp đảng viên là chức sắc tôn giáo

Hiện nay, công tác vận động chức sắc tôn giáo cần xoay quanh một số nội dung rất cơ bản và thiết thực như sau:

a) Xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt giữa chức sắc tôn giáo với cán bộ lãnh đạo, quản lý của HTCT.

Nội dung này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo phải có đủ uy tín đối với chức sắc; có lập trường chính trị vững vàng, am hiểu sâu sắc về công tác dân vận cũng như nắm vững chính sách, pháp luật đối với tôn giáo. Muốn vậy, người làm công tác vận động chức sắc tôn giáo cần thấm nhuần tư tưởng và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, vào những ngày lễ trọng của các tôn giáo, cần chúc phúc chức sắc và tín đồ, như Người bày tỏ: "Kinh Thánh có câu "ý dân là ý chúa". Con đường yêu nước mà đồng bào đang đi là

hoàn toàn đúng. Tôi mong các cụ phụ lão, các vị giám mục và các linh mục

hăng hái khuyến khích tín đồ trong mọi công việc ích nước, lợi dân" 77; kịp thời động viên, khen ngợi những người đóng góp nhiều thành tích cho cách mạng: “Hai phái đạo Cao Đài do cụ Cao Triều Phát lãnh đạo luôn luôn cùng đồng bào toàn quốc hăng hái kháng chiến. Tổ quốc và Chính phủ sẽ nhớ công những người con trung thành” 78.

b) Cộng tác, đề cao trách nhiệm của chức sắc tôn giáo trên các hoạt động tôn giáo; thăm hỏi, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng và tranh thủ, giúp đỡ họ trong cả việc đạo, việc đời.

Nội dung này đòi hỏi người cán bộ phải luôn luôn sâu sát đối với chức sắc tôn giáo và phải luôn có thái độ tôn trọng, chân thành đối với họ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần phải quan tâm, chăm lo đến đời sống của các chức sắc như: Thường xuyên gặp gỡ trao đổi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ, từ đó tháo gỡ những vướng mắc trong họ. Khi chức sắc ốm đau cần kịp thời thăm hỏi, động viên; vào

77

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, tr.314.

78

những dịp lễ trọng nên đến thăm và chúc mừng họ. Đối với những kiến nghị của chức sắc cần nên giải quyết kịp thời, không để kéo dài.

Nên định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm, những người lãnh đạo chủ chốt của địa phương tổ chức gặp mặt chức sắc để trao đổi về tình hình kinh tế xã hội, nắm bắt nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của họ để giải quyết kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại của họ để họ khắc phục. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, xã hội hóa giáo dục, y tế.

c) Thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ chức sắc tôn giáo.

Nội dung này phải được các tổ chức của HTCT tiến hành thường xuyên, với những hình thức phù hợp từng đối tượng chức sắc. Đặc biệt, lãnh đạo địa phương nên có kế hoạch trực tiếp tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ chức sắc tôn giáo và đây là việc làm có hiệu quả rất cao.

d) Vận động chức sắc tôn giáo tham gia vào các tổ chức xã hội- chính trị để vận động tín đồ.

Trên thực tế, nhìn chung chức sắc các tôn giáo có sự đồng tình khá cao về việc tham gia vào các tổ chức chính trị – xã hội, song vấn đề là vận động để họ tự nguyện, tự giác và có trách nhiệm tham gia. Khi họ đã tham gia thì cần tạo mọi điều kiện để họ phát huy khả năng trong hoạt động đoàn thể, nhưng vẫn đảm bảo vai trò của họ đối với giáo hội tôn giáo, chứ không được làm giảm chức trách tôn giáo của họ.

Cần có chế độ đãi ngộ về vật chất và quan tâm bồi dưỡng chính trị đối với những chức sắc có tư tưởng tiến bộ; xây dựng chức sắc cốt cán trong tôn giáo. Công tác vận động, tranh thủ chức sắc, xây dựng cốt cán trong tổ chức Giáo hội phải được quy định thành chế độ công tác, có sự thống nhất chỉ đạo, phân công, phân cấp, phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành hữu quan, các đoàn thể. Tránh tình trạng cùng một người, ngành này thì coi là cốt cán, là đối tượng tranh thủ, nhưng ngành khác lại coi là đối tượng đấu tranh. Mặt khác, cần tránh tình trạng "tranh thủ một chiều" vô nguyên tắc, để các chức sắc lợi dụng sự tranh thủ để mà coi thường hoặc lấn lướt chính quyền.

Ngoài ra, cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về vấn đề tranh thủ chức sắc, nhân sỹ qua các thời kỳ để đề ra công tác tranh thủ chức sắc, nhân sỹ hiện nay hợp lý, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Về phương pháp vận động họ, cần kết hợp các phương pháp: Vận động tập trung và vận động cá biệt, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính... sao cho phù hợp với đối tượng. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh từng nhắc: "Đối với nông dân Công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích"79 và nhấn mạnh: “Đồng bào thiểu số hay đa số, lương hay giáo, cán bộ biết cách làm thì đều vận động được” 80.

Hiện nay, rất cần thiết phải quan tâm đến việc kết nạp đảng viên là người có tôn giáo, trong đó đặc biệt coi trọng đến đối tượng là chức sắc tôn giáo. Về việc này, Lênin, trong tác phẩm Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo cho rằng: “Nếu có một linh mục nào lại cùng đi với chúng ta để cùng hoạt động chính trị, tận tâm làm tròn nhiệm vụ của mình trong đảng và không chống lại cương lĩnh của đảng, thì chúng ta có thể kết nạp người ấy vào hàng ngũ Đảng dân chủ-xã hội, bởi vì trong những điều kiện ấy, mâu thuẫn giữa tinh thần của cương lĩnh đảng ra và các nguyên tắc của cương lĩnh ấy với những tín ngưỡng tôn giáo của linh mục đó có thể vẫn chỉ là mâu thuẫn riêng, là việc riêng của bản thân người đó thôi”81. Nhưng người linh mục đó có thể bị khai trừ ra khỏi Đảng trong trường hợp: “Nếu giả sử có một linh mục nào đã vào đảng dân chủ-xã hội rồi, mà lại tiến hành việc tuyên truyền tích cực cho những quan niệm tôn giáo ở trong nội bộ đảng ấy, coi đó là công tác chủ yếu và gần như là công tác duy nhất của mình, thì đảng nhất thiết phải khai trừ linh mục ấy ra khỏi hàng ngũ đảng. ”82. Quán triệt tư tưởng đó, Đảng ta đã có: Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo (Quy định số 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004, của Bộ Chính trị); Hướng dẫn thực hiện Quy định số 123-QĐ/TW, ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo (Hướng dẫn số 40- HD/BTCTW, ngày 08/4/2005, của Ban tổ chức Trung ương). Do đó hiện nay, số

79 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.332. 80 Hồ Chí Minh toàn tập, t7, tr.703. 81 V.I.Lê-nin toàn tập, NxbTB, M,1979, t.17, tr.519. 82

lượng đảng viên có tôn giáo được kết nạp ngày càng nhiều83, chất lượng cũng cao hơn; quan niệm của tín đồ, chức sắc tôn giáo về việc này cũng có sự cởi mở hơn84. Để tạo ra sự chuyển biến tốt hơn đối với công tác phát triển đảng viên là chức sắc tôn giáo, cần phải:

Một, làm chuyển biến căn bản nhận thức của cán bộ, đảng viên, trước hết là của cấp uỷ, về vấn đề kết nạp đảng là người có đạo và sinh hoạt tôn giáo của họ.

Hai, làm tốt hơn nữa việc tạo nguồn cho công tác phát triển đảng là chức sắc tôn giáo; đồng thời phải quan tâm đến động cơ vào Đảng của họ.

Ba, Cần bổ sung quy định về việc kết nạp đảng viên là người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, đồng thời tối đa hoá việc công khai các văn bản đó.

Cho đến nay các quy định trên vẫn giữ tính chất “mật” nên có khó khăn trong thực hiện. Vậy, công khai hoá là việc cần thiết, phù hợp với trình độ dân chủ trong đảng và trong xã hội ta hiện nay. Trong quy định đó vẫn chưa giải quyết về một trường hợp: Nếu đảng viên vốn là người không có đạo, nay họ có nhu cầu theo một tôn giáo cụ thể nào đó thì sẽ như thế nào? Vấn đề này cuộc sống đã đặt ra từ nhiều năm nay, như có một số đảng viên bỏ Đảng để theo đạo Tin lành. Vậy trong trường hợp này Đảng cho hay không cho?

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 100 - 103)