Hoạt động của chức sắc Công giáo trong quan hệ với các cơ quan của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 80 - 84)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.3.5. Hoạt động của chức sắc Công giáo trong quan hệ với các cơ quan của Đảng và Nhà nước

của Đảng và Nhà nước

Dưới thời kỳ đổi mới, GHCGVN rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ hợp tác với Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội của nhân dân. Trước sự

67

Hoành Sơn, “Vatican II: Ngược dòng và xuôi dòng”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 145, tháng 1.2007, tr. 34-35.

68

cởi mở và thông thoáng trong đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo trong tình hình hiện nay, nhiều người Công giáo trực tiếp tham gia vào các tổ chức thuộc HTCT các cấp.

Nừu như hoạt động liên quan đến vấn đề này của tín đồ, chức sắc đạo Công giáo thời kỳ trước đổi mới có phần thụ động, thậm chí hãn hữu, thì ngày nay đã khác, sôi động hơn và mang tính phổ biến. Một chức sắc Công giáo viết: “Giáo hội đã và đang làm chính trị dưới một hình thức và theo một mức độ nào đó, chứ không hoàn toàn phi chính trị như người ta nghĩ hay muốn...Trong thực tế, dưới hình thức này hay hình thức nọ, ý thức hay không ý thức, Giáo hội vẫn làm chính trị, do đó nếu ý thức được như vậy mà vẫn khẳng định rằng mình không làm chính trị, thì đó là đạo đức giả!”69. Vậy, nếu sự tham gia của người Công giáo vào chính trị, làm cho chính trị, xã hội nước nhà thêm vững chắc, hoạt động tôn giáo ổn định, đoàn kết, đồng thuận với xã hội thì phải được khuyến khích.

Quan hệ của chức sắc Công giáo với các cơ quan lãnh đạo, quản lý xã hội từ ngày đất nước đổi mới đến nay đã được các nhà lãnh đạo nước ta đánh giá cao. Vừa qua, đầu tháng 10/2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại diện GHCGVN do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu. Trong buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến mặt tích cực của đạo Công giáo đóng góp vào sự phát triển xã hội hiện nay. Ông khẳng định: Xu thế sống tốt đời đẹp đạo đang là xu thế chủ đạo trong người Công giáo Việt nam; mối quan hệ giữa các cấp Đảng, chính quyền với bà con giáo dân, với hàng ngũ giáo sĩ đạo Công giáo và với HĐGMVN ngày càng phát triển tốt đẹp trong tinh thần cùng chung lo việc đạo, việc đời, vì lợi ích chung của đất nước; đại đa số đồng bào Công giáo có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm túc.

Nhưng trên lĩnh vực này hiện nay vẫn đang có một số hạn chế, như vẫn có mâu thuẫn ở việc xác định đường hướng hoạt động, hành đạo giữa các giáo tỉnh, giáo phận, nhất là giữa các giáo phận thuộc “Đàng trong” và “Đàng ngoài” (cũ) do có những điều kiện lịch sử khác nhau. Đặc biệt là mâu thuẫn, phân hoá giữa các chức sắc trong việc thực hiện phương châm hành đạo theo “Thư chung năm 1980”.

69

LM.Thiện Cẩm: “Đức tin và chính trị”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2- 2004, tr.19-28.

Ngoài ra hiện nay có tình trạng tổ chức xứ, họ đạo Công giáo đang được xây dựng, mở rộng theo kiểu thiết chế HTCT cơ sở, hoạt động khá sôi động, phức tạp cả trên lĩnh vực tôn giáo và xã hội, đôi khi vượt khỏi sự kiểm soát, quản lý của chính quyền địa phương, đang tiềm ẩn những yếu tố bất ổn định, ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ với HTCT.

Cũng cần thấy, Giáo hội Công giáo ở một số nơi chưa nhận thức đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nên thiếu thiện chí hợp tác xây dựng. Nhiều nơi, linh mục quản xứ quyết liệt chống lại việc kết nạp Đảng viên từ quần chúng giáo dân, tạo ra mâu thuẫn về tư tưởng của giáo hội và Đảng viên hoạt động ở vùng giáo. Có một số nơi, linh mục tìm cách gây sức ép với tín đồ, không cho họ tham gia sinh hoạt các đoàn thể chính trị, cô lập Đảng viên vùng giáo về mọi phương diện, như Đảng viên chưa vợ không được làm bí tích hôn phối, Đảng viên già yếu khi từ trần không được chôn chung nghĩa địa Công giáo, không cho giáo dân đi đưa đám, cô lập vợ con của Đảng viên trong các sinh hoạt cộng đồng...

Việc tổ chức hành lễ của đạo Công giáo do chức sắc trực tiếp chỉ đạo ngày càng trở nên thường xuyên và có quy mô lớn hơn so với nội dung xin phép. Các linh mục khi đăng ký chương trình lễ hội, chỉ làm trong khuôn viên nhà thờ, nhưng ở nhiều nơi, đám rước đi từ làng này sang làng khác, gây ách tắc giao thông, tạo phản ứng gay gắt trong lương dân. Mặt khác, chức sắc Công giáo ở một số nơi còn rất ngại tiếp xúc với chính quyền để làm thủ tục hành chính về đất đai và xây dựng, khi có nguồn kinh phí là tự ý xây dựng ngay, vì thế tạo ra những sai phạm kiểu "đã rồi", làm cho công tác quản lý của chính quyền địa phương gặp khó khăn.

Ngoài ra, hiện nay trong đội ngũ chức sắc Công giáo đã xuất hiện tình trạng “vọng ngoại”, liên hệ gián tiếp hoặc ra nước ngoài “chạy đôn chạy đáo” để xin tiền hoạt động70. Trong đó, đã có trường hợp bị các thế lực xấu ở trong và ngoài nước lợi dụng vào âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Như vậy, đội ngũ chức sắc Phật giáo và Công giáo ở Việt Nam, trong các hoạt động không bao giờ dừng lại là những hoạt động tôn giáo thuần tuý, mà luôn có rất

70

Theo tài liệu nội bộ của Giáo xứ Thanh Đức, giáo phận Đà nẵng, năm 2004, kinh phí xây dựng nhà thờ xứ với tổng số tiền là 2.612.000.000đ, thì trong đó, của giáo họ thu trong 3 năm là 388.000.000đ, toà thánh hỗ trợ 200.000.000đ, dần cúng riêng 24.000.000đ, còn Thanh Đức hải ngoại là 2.000.000.000đ. Vậy “nội lực” chưa đến 1/6, còn hơn 5/6 là “ngoại lực”.

nhiều các hoạt động khác ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động của họ luôn có vai trò rất to lớn, họ không mấy khó khăn để tập hợp được đông đảo quần chúng tín đồ tham gia, cả tài và lực, điều mà chúng ta có thể liên tưởng là cán bộ của HTCT không phải bao giờ và ở đâu cũng có thể. Thế nên, theo tính quy luật nhân - quả, nếu họ là những chức sắc tiến bộ, hay cơ hội, chậm tiến, hoặc phản động, thì kết quả của các hoạt động do họ tổ chức cũng mang tính chất tương tự như vậy. Chính vì thế, vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội ở đây là rất quan trọng, để có thể làm sao hướng lái các hoạt động của chức sắc tôn giáo theo chiều hướng tích cực, chịu sự quản lý nhà nước và tuân thủ pháp luật, đem lại lợi ích nhiều hơn, to lớn hơn cho xã hội. Ngoài ra, HTCT phải quan tâm trực tiếp đến sự trưởng thành, phát triển của họ ở mọi tư cách: Là tín đồ, chức sắc tôn giáo; là con em của một gia đình, dòng họ; là công dân của nhà nước Việt nam, đang sinh sống, hoạt động tại một địa phương của quốc gia dân tộc Việt Nam có chủ quyền, phát triển theo định hướng XHCN.

Chương 3

những vấn đề đặt ra và kiến nghị đối với Công tác chức sắc tôn giáo của hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 80 - 84)