Sự phân bố của tăng n

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 34 - 35)

Sự phân bố tăng ni trên địa bàn cả nước không đồng đều. Hiện nay ở hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có tăng ni (56/63), nhưng phân bố không đều nhau giữa các tỉnh, thậm chí giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Có những tỉnh rất

22

đông tăng ni, như Hà Tây, Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh, Đồng Nai; có nơi lại rất ít, như Bắc Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên, Đắc Nông; có tỉnh chưa có, như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Điện Biên, Hoà Bình. [Xem phần phụ lục].

Nhìn chung, tăng ni tập trung đông ở các đô thị, thành phố lớn, nơi kinh tế phát triển; còn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo hầu như không có tăng ni, mặc dù ở các địa bàn này người dân theo Phật giáo ngày càng tăng.

Mặt khác, mật độ tăng ni trong các chùa cũng khác nhau. Nhiều chùa có rất đông sư, tới hàng chục người, thường là các chùa ở thành phố, những tổ đình lớn, nhất là các chùa của Phật giáo Nam tông Khmer và các chùa ở Tp. Hồ Chí Minh (mỗi chùa có từ 5 đến 20 sư). Trong khi đó, nhiều chùa lại chỉ có một sư trụ trì (thường là những chùa ở nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh), thậm chí nhiều chùa chưa có sư (chủ yếu ở miền Bắc). Chẳng hạn, Bắc Giang có 619 chùa nhưng chỉ có 71 sư; Tuyên Quang có 12 chùa nhưng không có tăng ni nào; thành phố Hồ Chí Minh có 1141 chùa nhưng có tới 6845 tăng ni. Sự phân bố ngay trong một tỉnh cũng không đồng đều, có sư trụ trì vài ba chùa, nhưng cũng có người không trụ trì chùa nào.

Tình hình phân bố đó cho thấy, tín đồ Phật giáo vốn chủ yếu là người Kinh và Khmer, nhưng có sự phân bố không đều, còn chức sắc của họ, một số cũng vương vào vấn đề lợi ích cá nhân thế tục, nên đắn đo, lựa chọn địa bàn làm Phật sự từ phương diện lợi ích vật chất.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 34 - 35)