Trong tư tưởng, thái độ đối với tôn giáo và chức sắc tôn giáo của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đến nay không những vẫn còn sự mặc cảm, định kiến

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 91 - 92)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

3.2.1.1. Trong tư tưởng, thái độ đối với tôn giáo và chức sắc tôn giáo của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đến nay không những vẫn còn sự mặc cảm, định kiến

bộ phận cán bộ, đảng viên, đến nay không những vẫn còn sự mặc cảm, định kiến đến nặng nề, mà lại đã xuất hiện một khuynh hướng trái ngược: Đề cao, thậm chí tâng bốc thái quá

Sau một thời gian thực hiện quan điểm, chính sách có tính đổi mới đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta (Đánh dấu bằng NQ 24 của Bộ chính trị, K.VI, ngày 16/10/1990, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới), cán bộ, đảng viên của Đảng đã có nhận thức đầy đủ, khách quan hơn về vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên sự mặc cảm, định kiến đối với tôn giáo, mà trước hết và trực tiếp là đối với chức sắc tôn giáo, vẫn còn khá nặng nề trong một bộ phận cán bộ đảng viên. Hiện nay, có người vẫn đồng nhất tôn giáo với chính trị phản tiến bộ, còn chức sắc tôn giáo là công cụ trực tiếp của chính trị đó. Trong cuộc sống, họ coi thường, chế nhạo, hạ thấp chức sắc tôn giáo, gọi chức sắc tôn giáo là “thằng linh mục ”, “thằng nhà chùa”, “kẻ đầu trọc”..., điều mà mấy mươi năm về trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời nhắc nhở, cấm kỵ.

Nhưng đối lập với biểu hiện mặc cảm, định kiến với tôn giáo và chức sắc tôn giáo, gần đây trong một số cán bộ, đảng viên đã xuất hiện xu hướng là, đã ca ngợi, tâng bốc tôn giáo đến hết lời, như: Tôn giáo là bài thuốc vạn năng chữa lành tất cả các vết thương của xã hội; còn chức sắc tôn giáo là người thày giáo, thầy thuốc, thầy tâm linh... uyên bác, cao tay, chỉ luôn đúng mà không có sai. Có người còn nhờ cậy chức sắc tôn giáo như là cố vấn riêng về tâm linh cho nhiều hoạt động của mình. Những người này đã không nhận thức được, rằng tôn giáo luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực. Hơn nữa, trong kết cấu xã hội, tôn giáo, nếu là ý thức xã hội hay là thực thể xã hội thì cũng chỉ là yếu tố “ngọn”, thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội, do tồn tại xã hội và cơ sở hạ tầng xã hội quy định. Khuynh hướng này thể hiện sự thiếu khách quan,

thậm chí là chiều thời, đi từ cực này sang cực khác khi tiếp cận đến lĩnh vực tôn giáo và chức sắc tôn giáo. Vậy, nó cần phải được khắc phục, trước hết là ở đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)