Hoạt động tôn giáo của chức sắc Công giáo

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 74 - 76)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.3.1. Hoạt động tôn giáo của chức sắc Công giáo

Đối với nội bộ người Công giáo, sự kết hợp giữa luật đời với phép đạo đã có nền nếp, được chức sắc, chức việc Công giáo trực tiếp điều hành, giám sát. Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo, thông qua đội ngũ chức việc, có vai trò rất lớn trong đời sống giáo dân, hoạt động vừa mang tính tôn giáo, vừa mang tính thế tục, trở thành một tổ chức tự quản cộng đồng giáo dân. Vai trò xã hội nổi bật của ban hành giáo xứ, họ đạo là tham gia vào công tác hòa giải, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ dân cư Công giáo, còn linh mục chính xứ tất nhiên có quyền quyết định tối cao. Vì vậy, người Công giáo rất quí trọng, đề cao linh mục.

Nhìn chung thành viên ban hành giáo xứ, họ đạo có quan hệ tốt với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở địa phương. Nhiều nội dung hoạt động của giáo hội ở xứ, họ đạo, ban hành giáo xứ, họ đều cố gắng báo cáo đầy đủ với chính quyền, khi có sai phạm, được chính quyền nhắc nhở, họ thường thành khẩn nhận khuyết điểm để sửa chữa. Các tu sỹ ngoài việc cầu nguyện, chăm lo việc lễ, còn tham gia nhiều hoạt

động nhân đạo, từ thiện; có quan hệ tốt với chính quyền, có trách nhiệm với các hoạt động xã hội ở địa phương. Hầu hết các dòng tu Công giáo đều nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định xã hội.

Tuy nhiên, ngày nay, đối với giáo dân Công giáo, thời gian dành cho việc học giáo lý có phần nhiều hơn hẳn so với trước đây. Đặc biệt, giờ học giáo lý được chức sắc, chức việc quy định thường là vào các buổi tối hàng ngày nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập văn hoá của con em giáo dân.

Nhằm đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo, những người lãnh đạo Công giáo đã duy trì hệ thống quyên góp tài chính rất đa dạng và rộng khắp. Nguồn thu chủ yếu từ sự đóng góp của tín đồ, các nguồn quyên góp trong xã hội và quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là, có xứ, họ đạo còn bán một số chức vụ đạo. Hiện tượng mua bán trương, trùm hiện đang tái diễn khá phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đã có tình trạng mua trương, trùm chịu bằng lúa non, hay gán quạt, gán đài nên người ta gọi là “trùm quạt”, “trùm đài”!

Hiện nay, vấn đề ranh giới, khoảng cách giữa chức sắc đạo với giáo dân hãy còn khá xa, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến dân chủ nội bộ, đến việc phát huy vai trò tích cực của giáo dân. “Vai trò của giáo dân chưa được nâng cao, khiến giáo dân tuy đạo đức nhưng sống đạo lại quá thụ động. Một số Giám mục đã ra lệnh thành lập trong mỗi giáo xứ một Ban hành giáo, nhưng cha sở lại tìm cách thao túng ban hành giáo ấy, bằng cách đưa người của mình vào. Chính vì địa vị của giáo dân chưa được nâng cao và giáo sĩ tiếp tục làm vua trong địa sở của mình, nên từ Diakonia, Ministerium trước Công đồng Vatican II đã dịch là Quyền thừa tác (tức quyền tiếp nhận từ bên trên để điều khiển bên dưới), nay sau Vatican II gần nửa thế kỷ rồi vẫn còn được giữ nguyên (cả về từ ngữ lẫn ý nghĩa thật) khi mà bên Pháp ngay sau Công đồng nó đã chuyển đổi thành Service, nghĩa là Hầu hạ rồi”63. Có lẽ, đây là vấn đề cản trở lớn nhất cho sự phát triển của người Công giáo, khi mà thần quyền quá lớn. Cũng vì thế có thể hiểu tại sao, trong một số “điểm nóng” liên quan đến Công giáo gần đây, người tín đồ tham gia đông, nhưng thực chất là bị sự khống chế của thần quyền, mà trực tiếp là của các linh

63

Hoành Sơn, “Vatican II: Ngược dòng và xuôi dòng”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, ủy ban đoàn kết Công giáo TP.Hồ Chí Minh, số 145, tháng 1.2007, tr. 34-35.

mục, giám mục, nên họ không biết là đã vi phạm pháp luật, hoặc biết nhưng vẫn phải chấp hành.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)