Hoạt động của chức sắc Công giáo trong quan hệ giữa đạo Công giáo với các tôn giáo khác

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 76 - 78)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.3.2. Hoạt động của chức sắc Công giáo trong quan hệ giữa đạo Công giáo với các tôn giáo khác

giáo với các tôn giáo khác

Trong mối quan hệ giữa đạo Công giáo với các tôn giáo khác và những người không tôn giáo đã có biến chuyển đáng kể kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Trước Công đồng Vatican II, đạo Công giáo không những không có chủ trương hội nhập vào nền văn hóa bản địa, mà còn có ý định phủ nhận sạch trơn, áp đặt theo kiểu xâm lăng văn hóa. Công giáo đồng hành với dân tộc, vấn đề đầu tiên mang tính quyết định là phải hoà nhập vào nền văn hoá dân tộc, văn hoá Công giáo phải trở thành một bộ phận của văn hoá dân tộc Việt Nam. Về điều này, chức sắc GHCGVN hiện nay đã ý thức rất rõ, như Thư chung của HĐGMVN, năm 1992, có nêu: “Làm sao cho sắc thái văn hoá được diễn trong lời kinh, tiếng hát, trong cử hành Phụng vụ, trong đời sống hàng ngày, cũng như trong suy tư ngôn ngữ thần học”. Đây là lý do để giải thích về những hoạt động văn hoá của Công giáo, như chuyển tải âm điệu dân ca quan họ vào trong bài hát thánh kinh mà một số giáo phận đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua.

Sự biến đổi của đạo Công giáo theo dấu hiệu này, có thể nói, bắt đầu từ khi có chủ trương đổi mới, canh tân của Công đồng Vatican II, “trả các Giáo hội địa phương về với những người mẹ là quê hương trần thế của các Giáo hội đó”. Nhưng rõ ràng là phải đợi đến hôm nay nó mới có nhiều điều kiện thuận lợi để được thể hiện nhiều nhất. Môi trường để thể hiện, rất quan trọng và trực tiếp là ở các xứ, họ đạo Công giáo, nơi diễn ra mọi sự giao lưu, tiếp biến văn hóa và sự hội nhập của Công giáo vào nền văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, trước đây Giáo hội Công giáo còn cấm giáo dân kết hôn người ngoại đạo, nhưng ngày nay việc này đã trở nên bình thường. Hơn nữa, người vợ, hoặc chồng nếu không có đạo thì cũng không nhất thiết phải đến linh mục để làm bí tích rửa tội - nhập đạo, việc mà trước đây thường, hoặc nhất thiết phải làm.

Quan hệ của đạo Công giáo, từ cấp giáo phận tới giáo xứ, với các tôn giáo khác đã được cải thiện đáng kể trong những năm đổi mới vừa qua. Biểu hiện là, nhân dịp GHPGVN đại hội lần thứ VI, vào cuối năm 2007, ngay từ đại hội cấp tỉnh, chúng tôi có dịp trực tiếp thấy giáo hội Công giáo trên địa bàn đều có cử các chức sắc, là các

linh mục đến dự khai mạc, chúc mừng và tặng hoa đại hội, thể hiện như một nét đẹp văn hoá gia tiếp.

Gần đây, các chức sắc Công giáo cao cấp đại diện HĐGMVN, nhân dịp Đại lễ Vesak đã đến thăm chùa Quán sứ và chúc mừng các vị chức sắc Phật giáo và Phật tử. Đồng thời có thư chúc mừng của HĐGMVN tới các vị chức sắc và tín đồ Phật giáo Việt Nam; lại có cả sứ điệp của Hội đồng Đối thoại Liên tôn của Toà thánh gửi các Phật tử trên thế giới nhân dịp đại lễ này. Trong thư có đoạn viết: “Chúng tôi chung vui với quý vị, vì năm nay Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc được tổ chức tại Việt Nam. Hy vọng qua đại lễ này tình đoàn kết giữa hai giáo hội càng thêm tốt đẹp để cùng nhau phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.

Xu thế trở về, hoà nhập với dân tộc cho dù không dễ ràng, nhưng lại là một quy luật, được các chức sắc, tín đồ Công giáo thực hiện liên tục cả trăm năm qua, nhưng phải đến ngày nay sự hoà nhập này mới rõ nét. “Trước khi là người Công giáo, tôi đã là người Việt Nam”, câu này đã nói lên đầy đủ tấm lòng của người tín đồ, chức sắc Công giáo ở Việt Nam. Trong Thư chung của HĐGMVN, năm 1980, có viết: “Là Hội thánh trong lòng Dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết gắn bó với vận mạng Quê hương, noi theo truyền thống Dân tộc, hoà mình vào cuộc sống hiện tại của Đất nước, Công đồng dạy rằng “Hội thánh phải đồng tiến tới toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên chúa mời gọi để làm con Người. Đất nước này là lòng Mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa. Dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân, vừa là thành phần của Chúa”.

Có thể nói, ngày nay nhiều hoạt động của đời sống xã hội nước nhà đều có in dấu đạo Công giáo. Công tác xây dựng đời sống văn hoá rất được các chức sắc quan tâm tổ chức trên địa bàn giáo xứ, với các mô hình sáng tạo, như “Ba không”, “Sáu tự quản”, “xóm đạo bình yên”; hoặc thi đua xây dựng “Giáo xứ họ đạo tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, người giáo dân tiêu biểu”... Như vậy, dưới thời kỳ đổi mới, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” đã và đang trở thành hiện thực, trước hết từ hoạt động của chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 76 - 78)