Thức chính trị của tăng n

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 38 - 39)

Phật giáo vốn có truyền thống đồng hành với dân tộc. Tiếp nối truyền thống đó, ngày nay, khá nhiều tăng ni đã tích cực tham gia các tổ chức chính trị – xã hội. Trên thực tế hiện nay, ý thức chính trị của đội ngũ tăng ni Phật giáo, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, của các nhà nghiên cứu và của phật tử ở nhiều nơi thì trong họ có những khuynh hướng khác nhau là điều không tránh khỏi 23. Qua đó có cơ sở để chúng tôi khái quát như sau:

23

Viện nghiên cứu TG và TN (cũ) thuộc Học viện CT-HC Quốc gia HCM mấy năm trước đã khảo sát ở một số địa phương về sự đồng tình của tín đồ, chức sắc các tôn giáo với vấn đề Đảng kết nạp đảng viên là người có đạo, kết quả đồng tình là: Phật giáo: 79,1% và 55,7%, Công giáo: 76,9% và 46,3%, Tin Lành: 16,7% và 2,6%, Cao đài: 66,6%.

- Phần lớn các tăng ni gắn bó việc đạo với việc đời, có tinh thần dân tộc cao, ủng hộ, tham gia cách mạng đấu tranh dành độc lập, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh. Ngày nay, họ vẫn tích cực tham gia, hoặc tổ chức các phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam phát động tại địa phương.

- Một số ít tăng ni chỉ thuần tuý chăm lo việc đạo, họ ít quan tâm tới công tác xã hội.

- Một số tăng ni cực đoan, tìm mọi cách chống GHPGVN và Nhà nước. Số này đã tập hợp lực lượng để chống đối, câu kết với các thế lực xấu ở trong và ngoài nước, thành lập các tổ chức, có sự hậu thuẫn của nước ngoài, để vu cáo Nhà nước vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thành phần của số người này bao gồm: Những người, dù trước đây chưa bị chi phối nhiều bởi vật chất của ngoại xâm, nhưng ham muốn quyền lực, muốn nắm giữ vai trò lãnh đạo tăng già song chưa được toại nguyện. Sau giải phóng miền Nam họ không di tản, mà ở lại, hy vọng thông qua GHPGVNTN để mặc cả với chính quyền cách mạng, được nắm giữ vai trò then chốt của Phật giáo miền Nam, từ đó hoạt động chống phá chế độ (như Thích Huyền Quang (mới mất), nguyên Phó viện trưởng Viện Hoá đạo GHPGVNTN, Thích Quảng Độ, nguyên Tổng thư ký Viện Hoá đạo, Thích Tuệ Sĩ…Những người sau ngày giải phóng miền Nam, do vi phạm pháp luật nên bị xử lý, hoặc có người thân bị xử lý, nay vẫn còn ôm mối tức tối, dẫn đến hành động chống phá. Ngoài ra cong những tăng ni thuộc GHPGVN nhưng bị kẻ xấu kích động, chống lại chính quyền và Giáo hội; cả một số người đã từng nắm giữ chức vụ trong Giáo hội Phật giáo các tỉnh, nhưng bất mãn, nên đã quay lại chống đối, như nhóm Tăng đoàn Thừa Thiên – Huế do Thích Thiện Hạnh cầm đầu.

Như vậy, Phật giáo Việt Nam hiện nay có một đội ngũ tăng ni đông đảo. Nhìn chung họ là những chân tu, yêu nước và có vai trò tích cực trong đời sống tâm linh của nhân dân, có những đóng góp thiết thực trong các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một tăng ni bị suy thoái về phẩm chất đạo đức, vi phạm giáo luật và pháp luật, thậm chí có những hoạt động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và chống phá cách mạng.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 38 - 39)