Giai đoạn từ 1960 đến

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 68 - 69)

28 Dẫn lại theo Hòa thượng Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, in lần 3 năm 1960, tr 172.

2.2.2.2. Giai đoạn từ 1960 đến

Cuộc di cư năm 1954 có 72% số giáo sĩ miền Bắc di cư vào Nam, đã để lại hậu quả nặng nề cho Giáo hội miền Bắc là thiếu nhân sự trầm trọng. Trước thực trạng đó, Giáo hội miền Bắc đã có hình thức kèm cặp tại chỗ giống như hình thức tiểu chủng viện giáo xứ. Sau một thời gian kèm cặp, chủng sinh được giám mục thụ phong linh mục, nhưng lúc đó đa số là "phong chui", vì không được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Các linh mục được đào tạo cấp tốc, nên trình độ, cả về đạo lẫn đời đều thấp, nhưng họ rất trung thành với bề trên. Về phía Nhà nước, để giải quyết tình trạng thiếu linh mục của Giáo hội miền Bắc, chính quyền địa phương đã cho phép một số linh mục "tiến bộ" (biết tôn trọng luật pháp) đi làm mục vụ nên số linh mục miền Bắc đã tăng đáng kể.

Công đồng Vatican II (1962 - 1965) là bước đột phá của Giáo hội với hàng loạt vấn đề được canh tân đổi mới. Riêng về linh mục và đào tạo linh mục, Công đồng đã có hai Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis (chức linh mục) bàn về chức vụ và đời sống

58

linh mục, ban hành ngày 7/12/1965 và Sắc lệnh Optatam totius ban hành ngày 28/10/1965 (đào tạo linh mục), nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc huấn luyện các chủng sinh về mặt tâm linh, trí tuệ, thần học, triết học và kinh thánh. Trước Công đồng Vatican II việc đào tạo trong các Đại chủng viện được thực hiện theo chủ trương của Công đồng Trentô từ thế kỷ XVI, mà nhiều điều không còn phù hợp với xã hội hiện tại, nội dung đào tạo nặng về thần học và triết học, không có chương trình huấn luyện mục vụ nên đã tạo ra một hàng ngũ giáo sĩ ít thích nghi với hoàn cảnh xã hội, bảo thủ trong việc giữ gìn và phát triển đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên tinh thần canh tân của Công đồng Vatican II đến ở miền Nam, còn ở miền Bắc, phải sau khi HĐGMVN được thành lập (1980) mới bắt đầu đổi mới.

Trong giai đoạn này, các Đại chủng viện chưa, hoặc chậm áp dụng đường hướng đào tạo của Công đồng Vatican II nên chất lượng còn nhiều hạn chế, lạc hậu, tạo ra một đội ngũ giáo sĩ "rập khuôn", có thái độ thờ ơ với tri thức khoa học kỹ thuật, về sự thay đổi của xã hội, sống co cụm trong nhà thờ, giáo xứ, kỳ thị tôn giáo khác. Trước thực trạng đó, Giáo hội bắt đầu có cách nhìn mới cho vấn đề đào tạo, từ việc chiêu sinh đến chất lượng và phong chức linh mục.

Một phần của tài liệu Thực trạng đội ngũ chức sắc một số tôn giáo lớn ở nước ta và những vấn đề đặt ra hiện nay (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)