nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đối với Việt Nam, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chức năng xã hội của Nhà nước ta được thực hiện với nội dung chủ yếu là tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới phục vụ lợi ích cho toàn xã hội trên lập trường của giai cấp công nhân. Từ khi thành lập cho đến nay, chức năng xã hội của Nhà nước ta cũng không
ngừng đổi mới phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và đặc biệt là yêu cầu của quá trình xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, luôn luôn đề cao vai trò của pháp luật. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trong khuôn khổ quy định pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một quá trình lịch sử được bắt đầu khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, xuất phát từ định hướng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được những mục tiêu trên thì việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ta được coi là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, thể hiện rất rõ nét qua các thời kỳ lịch sử:
Từ giai đoạn từ 1945 - 1975, chức năng xã hội của Nhà nước được thực hiện trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc vào sự viện trợ từ bên ngoài, đất nước có chiến tranh lại bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau, song Nhà nước ta luôn quan tâm việc phát triển văn hóa - xã hội với mục tiêu vì con người, vì tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân. Vấn đề dân chủ, công bằng xã hội từng bước được Nhà nước thực hiện.
Từ sau năm 1975 cho đến năm 1986, việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi nên gặp rất khó nhiều khó khăn. Thời kỳ bao cấp, nhà nước có vai trò là người bảo trợ trong việc thực hiện công việc ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước điều chỉnh quan hệ xã hội bằng các chỉ tiêu kế hoạch tập trung và mệnh lệnh hành chính với hình thức phân phối bình quân, không phù hợp các quy luật kinh tế khách quan, chưa quan tâm đúng mức việc đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân và giải quyết các vấn đề xã hội, các nhu cầu lợi ích tự nhiên trong xã hội đã dẫn đến hậu quả là cho dù nhà nước đã cố gắng chăm lo các lĩnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, y tế, văn
hóa, lao động... song nền kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân khó khăn với thu nhập và mức sống thấp, nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân không được bảo đảm, bộ máy hành chính biểu hiện sự quan liêu đã khiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI (1986) có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi trong nhận thức và tư duy của Đảng ta về sự đổi mới đất nước, hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã khẳng định những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đặc biệt trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và mặt trận bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, Đại hội cũng đã nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm trong nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện đường lối và nguyên tắc của Đảng ta. Bước đột phá căn bản về tư duy kinh tế của Đảng ta tại Đại hội VI là chuyển từ quan niệm cũ về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VI Đảng ta đã xác định nước ta phát triển nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đó là đường lối chiến lược, là mô hình kinh tế trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thúc đẩy lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Đồng thời ngăn chặn, hạn chế những mâu thuẫn và tác động tiêu cực của nó đối với sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, cùng với chủ trương phát triển kinh tế thị trường, Đảng ta khẳng định yêu cầu phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo
phát huy dân chủ, bảo vệ môi trường ngay trong mỗi bước phát triển. Có thể nói, đường lối đổi mới đã có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam trong điều kiện mới. Sự thay đổi này là tất yếu khách quan đáp ứng đòi hỏi của chính sự vận động và phát triển của xã hội Việt Nam. "Nhà nước đã và đang chuyển dần từ vai trò là người bảo trợ chung của toàn xã hội sang vai trò của người khởi xướng và tổ chức các quá trình xã hội, là chủ thể hoạch định và thực thi các chính sách xã hội và bảo đảm trật tự an toàn xã hội" [2].
Việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước được thực hiện trên hai khía cạnh, một mặt vẫn duy trì vai trò phục vụ đảm bảo các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa và các vấn đề xã hội khác, tạo ra cơ hội cho các thành viên trong xã hội, tích cực, chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân và tham gia giải quyết các vấn đề chung của xã hội. Mặt khác, đối với nhóm người trong xã hội cần được bảo trợ nhà nước tiếp tục đóng vai trò là người bảo trợ, bảo đảm cho họ những điều kiện sống tối thiểu và tạo cơ hội để họ vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. Ngoài việc bảo đảm những nhu cầu của xã hội, về mặt quản lý trật tự và an toàn xã hội nhà nước cũng đang hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách bộ máy hành chính, thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và kiện toàn hệ thống chính sách, pháp luật. Như vậy, nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện chức năng xã hội của mình.
Nhà nước phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với những vấn đề xã hội thông qua hiệu quả của bộ máy công quyền; mặt khác nhà nước chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực để huy động nguồn lực trong nhân dân và sự nỗ lực của các chủ thể khác đối với những vấn đề xã hội, nhưng vẫn bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của mình [2]. Đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Ngay từ khi
thành lập và quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã phát huy những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chăm lo đời sống lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy mở rộng dân chủ cho nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Từ những kết quả của công cuộc đổi mới trong những năm qua đã chứng minh yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là đúng đắn, mang tính quy luật khách quan trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đã xác định rõ một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 đến 2020 đã đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phải bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phải chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. Bên cạnh đó Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; mở rộng dân chủ đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đòi hỏi Nhà nước ta phải xây dựng cơ chế đồng bộ và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; củng cố, tăng cường quốc
phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Nhà nước đã có sự thay đổi mức độ điều tiết của mình theo hướng một mặt Nhà nước chịu trách nhiệm đối với những vấn đề xã hội nhất định thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan chức năng và bộ máy công chức, mặt khác, Nhà nước chủ trương tiến hành xã hội hóa để có thể huy động được nguồn lực trong nhân dân và sự hỗ trợ của các chủ thể khác đối với những vấn đề xã hội khác nhưng vẫn đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết của mình. Hiện nay, Nhà nước chỉ thực hiện một phần những hoạt động phục vụ xã hội còn toàn bộ hệ thống bảo đảm xã hội Nhà nước ta đã và đang tiến hành cải cách toàn diện nhằm giải phóng nến kinh tế khỏi gánh nặng quá sức, nâng cao hiệu quả của những chi tiêu xã hội. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền cùng với sự nỗ lực của Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, doanh nghiệp… có vai trò to lớn trong một số chương trình hoạt động như xóa đói giảm nghèo, dân số, lao động và việc làm… Sự quản lý của Nhà nước đối với các vấn đề xã hội hiện nay luôn diễn ra theo hai hướng là "Nhà nước hóa" và "xã hội hóa". Một mặt, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng đối tượng phạm vi, tiết kiệm và hiệu quả đối với những vấn đề xã hội thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mặt khác, việc giải quyết các vấn đề xã hội được nhận thức không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi tổ chức xã hội và của mỗi cá nhân công dân. Xã hội ngày càng phát triển thì các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế chúng ta càng đứng trước nhiều vấn đề thách thức. Với vai trò trung tâm quản lý các công việc của đời sống xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước phải xây dựng và thực thi các chính sách xã hội một cách có hiệu quả bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người, tính được bảo vệ về mặt xã hội và an toàn xã hội của công dân…
Nhu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp chính đáng của công dân được coi là yêu cầu trung tâm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này thể hiện vai trò và chức năng xã hội của Nhà nước ta, là vấn đề thuộc về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển khách quan và vì vậy, cũng cần thấy được vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước là khách quan. Sự bảo đảm an toàn xã hội, bình yên và ổn định, công bằng xã hội là yêu cầu số một trong đánh giá về hoạt động của Nhà nước.
Sự phát triển, hoàn thiện của Nhà nước và pháp luật không tách rời sự phát triển, tiến bộ của nền văn minh nhân loại, của trình độ phát triển văn hóa, xã hội, cũng chính điều này lại tạo cơ sở và đặt yêu cầu cho việc hoàn thiện Nhà nước, pháp luật. Do đó, trình độ phát triển của Nhà nước và pháp luật với trình độ phát triển văn hóa, xã hội như: trình độ dân trí, vấn đề dân chủ và công bằng xã hội; vấn đề quyền con người và quyền công dân… thống nhất biện chứng với nhau. Không thể có ở đâu mà Nhà nước và pháp luật được gọi là phát triển khi trình độ dân trí thấp, dân chủ bị vi phạm, công bằng xã hội không được thực hiện và những quyền cơ bản của con người, của công dân lại không được bảo đảm. Vì vậy, khi mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng không tách rời mục phát triển văn hóa, xã hội bao gồm: "Mở rộng và phát huy dân chủ; tôn trọng và bảo đảm các quyền có bản của công dân, phát triển các giá trị xã hội, nâng cao dân trí và mục tiêu xã hội khác nhằm phục vụ con người" [61, tr. 224].