PHÕNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 71 - 74)

Trong nhà nước pháp quyền, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có vị trí tối thượng trong đời sống xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được nhà nước đảm bảo. Do đó, việc phòng, chống tệ nạn

xã hội và tội phạm đảm bảo bình yên cho nhân dân là nhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. Tệ nạn xã hội và đã và đang gây tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực tới nét đẹp văn hóa, sức khỏe của nhân dân, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp ngăn chặn nhằm xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bảo đảm cho mỗi người dân, mỗi gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc cho tương lai dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, khi nói về tình hình phòng chống tệ nạn xã hội đã nhận định "Tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng đáng lo ngại". Do đó, Nghị quyết Đại hội chỉ ra: "Cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc" [16].

Ở nước ta, trong những năm vừa qua, các nhà khoa học pháp lý, các nhà tội phạm học đã có không ít các công trình nghiên cứu về tội phạm và tệ nạn xã hội. Nhà nước cũng đã có nhiều văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội như Bộ luật Hình sự, Luật Phòng chống ma túy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm v.v... và cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên, Nhà nước cũng đã có các chương trình hành động như Chương trình quốc gia phòng chống ma túy...

Về tệ nạn mại dâm: trên địa bàn cả nước có khoảng 30.900 người bán dâm, số hồ sơ quản lý là 15.316 đối tượng. Về cai nghiện ma túy: tính đến tháng 6 năm 2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy. Số người được cai nghiện ở trung tâm là trên 30.000 người và cai tại cộng đồng khoảng 10.000/ năm.

Thế nhưng, trong thực tế cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội mặc dù cũng đã có những kết quả nhất định nhưng chưa phải là cao và đáp ứng được những mong muốn của xã hội. Điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là chưa có sự kết hợp giữa các nhà luật

học, các cán bộ làm công tác ở các cơ quan bảo vệ pháp luật với các nhà triết học, kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục... trong việc nghiên cứu tội phạm, tệ nạn xã hội, đề ra chính sách hình sự, soạn thảo các văn bản pháp luật liên quan và cả trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Các cơ quan nghiên cứu pháp luật và bảo vệ pháp luật thường thiên về các biện pháp trấn áp tội phạm, ngăn chặn tệ nạn xã hội mà chưa quan tâm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp có tác dụng hạn chế không để tội phạm và tệ nạn xã hội xảy ra và giảm ảnh hưởng của tội phạm và tệ nạn xã hội đã xảy ra tới các quá trình và hiện tượng xã hội khác trong đó có quá trình phát triển con người bền vững. Tội phạm và tệ nạn xã hội đều là các hiện tượng xã hội, tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc trong xã hội và ảnh hưởng tới xã hội.

Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật đã rất kiên quyết trấn áp tội phạm nhưng mức độ tội phạm vẫn có xu thế tăng đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma tuý, tội phạm về kinh tế. Diễn biến của tệ nạn xã tham ở nước ta trong những năm gần đây cũng rất nghiêm trọng. Tình trạng lạm dụng ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, sử dụng và lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Tình hình tội phạm đang diễn ra hết sức phức tạp, các đối tượng phạm tội đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, vấn đề đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong thanh thiếu niên cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong thời kỳ này. Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) thì "trong 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với khoảng 9.000 người người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007" [34].

Do đó, bảo đảm trật tự an toàn xã hội không thể chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả cộng động, từng gia đình và từng công dân. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm ở nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đã có những đường lối và

chủ trương đúng đắn trong việc triển khai đấu tranh, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Thực tế trên là do sự sa sút, suy thoái phẩm chất đạo đức, yếu kém trong nhận thức của một số cán bộ của các cơ quan chức năng, chưa nhận thức được tính chất nghiêm trọng của tệ nạn xã hội; sự thiếu hoàn thiện, đồng bộ của hệ thống pháp luật; trình độ dân trí thấp, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Như vậy, Đảng và Nhà nước phải nhận thức rõ để bảo đảm trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng và của mỗi người dân dưới sự điều hành của Nhà nước vì sự an toàn của cả cộng đồng, của tập thể và của chính bản thân từng cá nhân. Điều này đòi hỏi phải có một sự thống nhất và đồng bộ cả trong nhận thức thực hiện: thống nhất trong hệ thống các chính sách của Nhà nước, trong các biện pháp thực hiện và các chủ thể thực hiện.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)