CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 76 - 78)

Hiến pháp 1992, Điều 67 quy định:

Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc [51].

Nhà nước phải có các chính sách ưu đãi xã hội đối với các đối tượng có công với đất nước. Pháp lệnh về ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được ban hành và nêu rõ: hàng năm Nhà nước giành phần ngân sách để đảm bảo thực hiện chế độ này, thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi: phụ cấp hàng tháng, mua bảo hiểm y tế, tổ chức sinh hoạt văn hóa,

tinh thần… Ngoài trợ cấp ưu đãi hàng tháng, người có công còn được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi đào tạo và dạy nghề, tạo việc làm, phúc lợi xã hội... bảo đảm công bằng và tạo sự đồng thuận trong xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đối với người có công, vẫn còn một số hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: hành lang pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này còn nhiều bất cập; mức trợ cấp cho đối tượng là người có công trong nhiều trường hợp còn thấp so với thu nhập, chi tiêu bình quân chung của toàn xã hội; ưu đãi trợ cấp thường xuyên được chú trọng, song những ưu đãi ngoài trợ cấp còn bị xem nhẹ; việc thực thi các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực này chưa đồng bộ.... Hiện cả nước "có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm 10% dân số; trong đó có khoảng 1,4 triệu người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Trong năm 2011, kinh phí chi công tác ưu đãi người có công gần 21.000 tỷ đồng; năm 2012 dự kiến hơn 21.348 tỷ đồng" [7]. Bên cạnh nguồn kinh phí Nhà nước dành cho người có công, các phong trào tình nghĩa, xã hội hóa chăm sóc người có công ngày càng đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" đã huy động được gần 1.900 tỷ đồng, tất cả Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được chăm sóc, phụng dưỡng đến cuối đời; 95% số người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống nơi cư trú. Một số vấn đề sẽ được đoàn quan tâm tìm hiểu là những vướng mắc trong xác minh hồ sơ gốc; chế độ cho người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học; đời sống gia đình người có công; xã hội hóa, tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội tham gia... Hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi người có công hiện hành đã tương đối đáp ứng được và cơ bản thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc "đền ơn đáp nghĩa", chăm lo, trợ giúp người có công và tạo điều kiện để người có công tiếp tục vượt qua khó khăn, khẳng định được vị thế trong cộng đồng xã hội. Hầu hết người có công và thân nhân

của người có công đã được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, một số quy định đã không còn phù hợp, chưa đáp ứng được mong muốn của người có công và thân nhân của họ, nhiều quy định còn thiếu tính khả thi, vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc. Cụ thể như: Quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội; chế độ ưu đãi có nội dung không còn phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội hiện nay. Quy định trách nhiệm của cơ quan chức năng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội chưa kịp thời, đầy đủ, rõ ràng. Về vấn đề giải quyết hồ sơ tồn đọng, một số trường hợp đặc biệt như không còn lưu hồ sơ gốc, không có người xác nhận... chưa được xem xét, kết luận. Quy định chưa rõ trách nhiệm của cơ quan y tế chủ trì hướng dẫn về tái phát vết thương dẫn đến tử vong, trong việc giám định người bị nhiễm chất độc hóa học. Quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xã hội còn chưa cụ thể, có nội dung mâu thuẫn với quy định pháp luật khác… Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết:

Trong giai đoạn 2005 - 2011, hàng năm, ngân sách trung ương đã đảm bảo đủ kinh phí và kịp thời thực hiện các chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Dự kiến, năm 2012 sẽ điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công bằng mức tăng lương tối thiểu 26,5% sẽ trình Quốc hội ra quyết định trong phương án cải cách tiền lương năm 2012. Kinh phí khoảng 3.100 tỷ đồng để thực hiện mức điều chỉnh chuẩn [Dẫn theo 7].

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)