Thực hiện chính sách xã hội hóa dịch vụ công nhƣng phải tăng cƣờng hiệu quả quản lý bằng pháp luật của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 92 - 93)

tăng cƣờng hiệu quả quản lý bằng pháp luật của Nhà nƣớc

Việc xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ công là một tín hiệu tốt góp phần giảm gánh nặng cho bộ máy công quyền, nhưng trong một số trường hợp lại gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là việc xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế… dẫn tới những người nghèo bị phân biệt đối xử và thường không được hưởng thụ những dịch vụ có chất lượng, các kỹ thuật y học tiên tiến, những loại thuốc đặc hiệu, phương pháp giáo dục hiện đại... Một số chính sách bảo trợ xã hội đối với nhóm xã hội yếu thế như cộng điểm ưu tiên, thẻ khám chữa bệnh cho người nghèo, chế độ cử tuyển... vẫn còn những lỗ hổng khiến cho một số người lợi dụng để trục lợi cho mình.

Nhu cầu của con người trong xã hội ngày càng tăng, từ nhu cầu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, về vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao nên họ cũng đòi hỏi ở phục vụ cũng cao hơn, được tôn trọng. Hàng loạt các dịch vụ công cộng được đầu tư và phát triển nhưng hầu như còn rất nhiều những hạn chế như: cơ chế, chính sách, khung pháp lý và cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm công còn bất cập; trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm còn yếu; năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Nhiều hoạt động của khu vực công không thể phó mặc cho cạnh tranh vì lợi nhuận tư nhân mà cần phải định hướng rõ ràng để đáp ứng tốt nhất lợi

ích công. Việc vận dụng cơ chế cạnh tranh vào những lĩnh vực thuộc khu vực công cần phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ theo các quy trình hành chính nhà nước. Cạnh tranh có kiểm soát nhằm đảm bảo định hướng các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn trong từng giai đoạn phát triển. Sự kiểm soát hành vi cạnh tranh nhất thiết phải được thực hiện thông qua hệ thống luật lệ và bằng những công cụ quản lý khoa học. "Trong quá trình thực thi kiểm soát cần hết sức hạn chế tới mức có thể việc áp đặt quyết định hành chính, mệnh lệnh không phù hợp với sự vận động của các quá trình kinh tế khách quan" [54, tr. 201]. Cạnh tranh có kiểm soát nhằm thiết lập sân chơi lành mạnh cho mọi chủ thể cạnh tranh theo trật tự, kỷ cương, bất luận chủ thể đó là nhà nước, hay tư nhân và nước ngoài. "Các chủ thể này tham gia cạnh tranh trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều phải tuân thủ những quy định, luật lệ và cam kết mà cơ quan nhà nước Việt Nam đưa ra như chất lượng, số lượng hàng hóa, sự công bằng giữa các đối tượng hưởng lợi chính sách công" [54, tr. 202].

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 92 - 93)