Tăng cƣờng hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 109 - 112)

Ngày nay không một nước nào có thể phát triển tách biệt khỏi các quan hệ quốc tế, việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với quốc gia khác trên thế giới là một hiện tượng tất yếu khách quan.

Vấn đề xã hội không chỉ là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà của toàn thế giới, việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển, là cơ sở để chức năng xã hội của Nhà nước đạt hiệu quả tốt hơn.

Nhà nước phải tăng cường hợp tác quốc tế và dựa vào các quan hệ hợp tác quốc tế thực hiện chức năng xã hội của mình như: Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thu hút đầu tư và tài trợ quốc tế, đấu tranh với các tệ nạn xã hội nảy sinh, nâng cao hiệu quả việc thực hiện hệ thống an sinh, lao động việc làm…

Hội nhập quốc tế, đồng nghĩa với việc phải tích cực mở rộng các quan hệ trong chiến lược mục tiêu có tính chất lâu dài, để tạo nền tảng cơ sở cho việc phát triển các mối quan hệ về việc thực hiện chức năng xã hội. Đây chính là việc nỗ lực trong việc đa dạng các quan hệ hợp tác, đa dạng trong các quan hệ giao lưu và đa dạng trong các quan hệ để thúc đẩy và tạo mọi điều kiện để cả quốc gia đạt được các mục tiêu yêu cầu của quá trình hội nhập. Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập là phải tích cực xúc tiến, mở rộng, đến mọi đối tác trong khuôn khổ hợp tác cùng có lợi, mở đường cho thiết lập các lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau.

Tăng cường hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện để nước ta có thêm nguồn lực, cũng như kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, phòng chống các rủi ro đe dọa đời sống cộng đồng….để đẩy nhanh công cuộc phát triển đất nước nhằm hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

KẾT LUẬN

Quá trình xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã đem lại cho đất nước những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển vượt bậc, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt… Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế và mục tiêu xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của nước ta.

Do đó, việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong quá trình xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền có vai trò rất lớn trong việc duy trì trật tự xã hội ổn định, đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân, chăm lo đời sống lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền cho thấy việc thực hiện chức năng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Vấn đề làm sao để thực hiện tốt chức năng xã hội của nhà nước trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền theo hướng nhà nước ban hành pháp luật để quản lý, chuyển từ bao cấp cai trị sang phục vụ đã được giải quyết phần nào trong nội dung của luận văn này.

Với những nội dung đã trình bày, tác giả hy vọng luận văn này sẽ cung cấp một số luận cứ khoa học để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng xã hội của nhà nước ta đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực tác động của Nhà nước tới việc thực hiện tốt chức năng xã hội trong quá trình hiện đại hóa đất nước và hội nhập toàn cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)