Khái niệm và đặc điểm của nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 36 - 37)

Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước pháp quyền, có thể nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền như sau:

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến bộ của nhân loại.

- Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong hệ thống các văn bản pháp luật.

- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính pháp lý cao, khách quan, công bằng, nhân đạo phù hợp đạo đức xã hội, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân, tổ chức kể cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của mình.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.

- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành một cơ chế đồng bộ đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân dân.

- Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân và các tổ chức của họ trên cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hòa đồng với cộng đồng thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà nhà nước là thành viên ký kết hay công nhận…[23, tr. 174].

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)