Trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con ngƣời trong việc thực hiện các chức năng xã hộ

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 85 - 87)

quyền con ngƣời trong việc thực hiện các chức năng xã hội

Trong bối cảnh đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay, Nhà nước có trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người thông qua việc thực hiện chức năng xã hội. Quyền lợi của người dân có được bảo đảm tốt hay không phụ thuộc vào chính sách ban hành cũng như năng lực tổ chức, quản lý điều hành của nhà nước.

Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng việc thực hiện quyền con người. Việc ban hành chính sách pháp luật phù hợp, khả thi về bảo vệ quyền con người sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Chính sách xã hội về quyền con người phải đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy tiềm năng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng trong việc đảm bảo các quyền con người không phân biệt đối xử, đồng thời đảm bảo người dân được tiếp cận thông tin và dịch vụ liên quan đến vấn đề quyền con người thông qua việc thực hiện chức năng xã hội.

Ngoài ra, Nhà nước có trách nhiệm công nhận thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất pháp luật về quyền con người. Thực hiện pháp luật về quyền con người được tiến hành dưới bốn hình thức là tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuân thủ pháp luật về quyền con người là sự tự kiềm chế của các chủ thể pháp luật để không thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm; chấp hành pháp luật về quyền con người là sự thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng những hành vi tích cực của các chủ thể pháp luật; sử dụng pháp luật về quyền con người là sự thực hiện các quyền pháp lý của các chủ thể pháp luật; áp dụng pháp luật về quyền con người là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền nhằm vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng cá nhân, tổ chức cụ thể trong từng trường hợp cụ thể.

Đồng thời, nhà nước phải nâng cao năng lực hoàn thiện hệ thống các cơ quan tổ chức thực thi quyền con người, bảo vệ có hiệu quả pháp luật hiện hành về quyền con người. Trước hết, phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền con người, trong đó cần kết hợp chặt chẽ bốn hình thức kiểm tra: kiểm tra Đảng, kiểm tra Nhà nước, kiểm tra của các tổ chức xã hội và kiểm tra của nhân dân, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Xử lý kịp thời,

nghiêm chỉnh các vi phạm pháp luật về quyền con người và phòng ngừa các vi phạm pháp luật về quyền con người cũng là những biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ pháp luật hiện hành về quyền con người.

Có thể nói, Nhà nước là chủ thể chính của việc "xã hội hóa " tổ chức thực hiện và thực hiện pháp luật về quyền con người. Do đó, Nhà nước cần vận động, động viên, thuyết phục và tổ chức các tầng lớp nhân dân tham gia vào quá trình tuyên truyền, phổ biến, giải thích và giáo dục pháp luật về quyền con người; xây dựng, nêu gương và nhân rộng các điển hình của việc thực hiện pháp luật về quyền con người; xây dựng, phát huy và duy trì dư luận xã hội lành mạnh trong việc thực hiện pháp luật về quyền con người; xây dựng và thực hiện các chính sách, cơ chế kết hợp giữa các tổ chức quần chúng trong việc tổ chức thực hiện và thực hiện pháp luật về quyền con người; thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa và minh bạch hóa quá trình nhân dân đóng góp sức người, sức của vào việc tổ chức thực hiện và thực hiện pháp luật về quyền con người…

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)