Cải cách mạng lưới an sinh xã hội nhằm phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 93 - 95)

Các mạng lưới an sinh xã hội xứng đáng có một vai trò trong chính sách phát triển của tất cả các quốc gia. "Chúng góp phần giảm nhẹ mức độ nghèo đói thông qua phân phối lại nguồn nhân lực; giúp các hộ gia đình đầu tư vào tương lai và quản lý rủi ro; hỗ trợ các chính phủ đưa ra các quyết sách đúng đắn về kinh tế vĩ mô, thương mại, lao động và nhiều lĩnh vực khác" [36, tr. 11].

Vấn đề an sinh xã hội cũng là vấn đề trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, bên cạnh những quan tâm về giáo dục, y tế, chính sách xã hội cho người già, người neo đơn, người nghèo…bảo vệ quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người dân tộc thiểu số thì hiện nay vẫn còn nhiều những hạn chế mà Nhà nước cần lưu ý trong quá trình thực hiện chức năng xã hội của mình. Các chính sách chưa được thực hiện một cách hoàn thiện, sự chênh lệch về kinh tế - xã hội đặc biệt nghiêm trọng trong các dân tộc thiểu số, các dịch vụ cơ bản môi trường, các dịch vụ y tế văn hóa

nước sạch và giáo dục còn thấp. Chính vì những hạn chế đó mà vai trò với chức năng là người bảo trợ cho nhân dân thì Nhà nước nhất thiết phải nâng cao hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước để làm tốt hơn vai trò của mình.

Cần nhận thức đúng vai trò của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta hiện nay như sau [6, tr. 334]:

- An sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản của Việt Nam hướng vào phát triển con người.

- An sinh xã hội là nội dung quan trọng đảm bảo cho sự vận hành của hệ thống thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Hệ thống tổng thể an sinh xã hội sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất, nâng cao sản xuất, chất lượng và hiệu quả.

- An sinh xã hội là một công cụ quan trọng thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội ở Việt Nam.

- An sinh xã hội là một trong hệ thống công cụ chính sách vĩ mô điều chỉnh chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới.

Tóm lại:

Quan điểm chung trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta là xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và chính sách an sinh xã hội với nhiều nguồn vốn, nhiều tầng lớp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội đều có mức sống cơ bản trở lên, không bị rơi vào tình trạng bị bần cùng hóa; thực hiện quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ; xã hội hóa quản lý và phục vụ [6, tr. 243].

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 93 - 95)