BẢO VỆ CÁC NHÓM NGƢỜI BỊ TỔN THƢƠNG

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 68 - 71)

- Quyền của phụ nữ và vấn đề hôn nhân, gia đình

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động … Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ …Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Phụ

nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn bộ 64 tỉnh, thành phố. Mạng lưới cán bộ tư vấn về giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được tăng cường, Luật Bình đẳng giới chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội hiện nay một bộ phận gia đình không còn bền vững và có sự xuống cấp về đạo đức, tình trạng bạo hành gia đình trong xã hội tăng cao. Hậu quả của tình trạng này, phụ nữ và trẻ em trong gia đình là những nạn nhân phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần. Theo thống kê mới nhất của Tòa án nhân dân tối cao, "trong 5 năm qua, các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết 352.047 vụ việc về ly hôn và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm 53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn" [55].

Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ giới. Phần còn lại hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ đối với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là "có tới 30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong số đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần 10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội" [59].

Năm 2007, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình, mục tiêu của đạo luật này là nhằm bảo vệ gia đình bền vững và hạnh phúc. Trong báo cáo giải trình của Thường vụ Quốc hội cũng đã nêu rõ, để đạo luật này có tính khả thi đòi hỏi cả cộng đồng cùng góp sức, từ bộ máy chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, sự tham gia của người dân và nhất là từ chính nạn nhân. Cuối cùng là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới.

Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân. Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác. Hàng năm, các cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

Về phía Nhà nước, chế độ chính sách trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn thiếu thống nhất, đồng bộ, như: không đủ khả năng kiểm soát được sự sa sút, xuống cấp về đạo đức lối sống của một bộ phận dân cư nhất là bộ phận thanh thiếu niên, những người nắm vận mệnh của đất nước trong tương lai; hệ thống chính sách đối với phụ nữ trong xã hội và gia đình, có phạm vi tác động hẹp, thiếu điều kiện thực hiện; nhiều khi các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể xã hội chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc thực thi pháp luật và vận động quần chúng.

- Bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ trẻ em đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Các hoạt động bảo vệ trẻ em đã được nhà nước triển khai rộng rãi đáp ứng các nhu cầu và quyền cơ bản của mọi trẻ em. Tuy nhiên, "cả nước vẫn còn 1,53 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có khoảng 6,7% trẻ em trong độ tuổi 5-14 tham gia các hoạt động kinh tế; hàng triệu trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội như bố mẹ ly hôn, đi tù..." [3].

Do nhận thức chưa đầy đủ, việc hạn chế kiến thức, kỹ năng bảo vệ nên trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại, ngược đãi. Chính sách phúc lợi cho trẻ em đang ngày càng được hoàn thiện nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được hết nhu cầu của các tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục...Ngân sách cũng như nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ trẻ em còn thiếu và yếu.

- Bảo vệ người khuyết tật, người già, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác…

Đến nay, "cả nước đã có trên 500.000 người khuyết tật được nhận các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước; 19.000 người khuyết tật được học nghề và bình quân mỗi năm có khoảng 10.000 người khuyết tật được giới thiệu việc làm" [3].

Tính đến thời điểm năm 2011, có gần 3,1 triệu người cao tuổi được hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội. Theo chính sách hiện này thì phần lớn người cao tuổi đều được hưởng các chính sách y tế cũng như bảo hiểm xã hội.

Đối với khoảng 1,3 triệu người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi; người khuyết tật, người neo đơn... nhà nước đều có khoản chi trợ cấp xã hội để bù đắp thiệt thòi cho các đối tượng này.

Mặc dù, chất lượng cuộc sống của người của người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã từng bước được nâng cao, nhưng vẫn còn chậm do chưa được tiếp cận những dịch vụ xã hội tốt nhất. Nguồn lực để thực hiện các chính đáng, chương trình trợ giúp các đối tượng này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)