Giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho cán bộ nhà nƣớc trong việc thực hiện các chức năng xã hộ

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 89 - 91)

nƣớc trong việc thực hiện các chức năng xã hội

Cán bộ, công chức có vị trí và vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ quan nhà nước. Có thể nói, nhiệm vụ của người cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Để thực hiện tốt chức năng xã hội, các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng giáo

dục pháp luật, đạo đức cho cán bộ, công chức để nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.

Trong quá trình đổi mới và cải cách bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mức quy tắc ứng xử về đạo đức, hành vi của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Nhìn chung, trong giai đoạn hiện nay đa số cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước đã có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có lối sống lành mạnh và giản dị, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ... Tuy nhiên, kiến thức và trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của nhiều cán bộ, công chức chưa theo kịp yêu cầu của tình hình hiện nay, đặc biệt yêu cầu đòi hỏi việc thực hiện chức năng xã hội của nhân dân đối với nhà nước ngày càng cao. Nhiều công chức chưa chú trọng việc nghiên cứu, học tập để nâng cao kiến thức pháp luật; chưa coi đó là nhiệm vụ chính trị của mình.

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt thách thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh. Cùng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và việc tiến hành xã hội hóa các dịch vụ công đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị có hệ thống các kiến thức pháp luật, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm để xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của cuộc sống. Trong hoạt động công vụ, mọi ứng xử của các cán bộ, công chức Nhà nước đều có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân, tổ chức khác nhau trong xã hội. Việc ban hành các quyết định quản lý của cán bộ, công chức theo chức năng, nhiệm vụ của mình có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật, có thể liên quan đến lợi ích hoặc làm thiệt hại về vật chất, tinh thần của những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Vì thế, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, cần thiết về pháp luật để họ vận dụng vào quá trình thực thi nhiệm vụ theo pháp luật là việc làm rất

quan trọng. Trong mối quan hệ với nhân dân, cán bộ, công chức là người có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Vì vậy, nếu cán bộ công chức có trình độ hiểu biết pháp luật, có thái độ tôn trọng và chấp hành nghiêm túc pháp luật thì quá trình thực thi công vụ đạt hiệu quả cao, hiệu quả giáo dục pháp luật của họ với nhân dân sẽ cao hơn và ngược lại, nếu cán bộ, công chức không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình quản lý Nhà nước. Do đó, việc giáo dục pháp luật, đạo đức cho cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tốt chức năng xã hội của nhà nước.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)