ĐẦU TƢ HẠ TẦNG CƠ SỞ VÀ NÂNG CAO CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ CÔNG

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 46 - 49)

VỤ CÔNG

Hạ tầng cơ sở là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò tạo điều kiện, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một nền kinh tế. Hiến pháp 1992 quy định vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một cách gián tiếp thông qua việc xác định các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Khái niệm hạ tầng cơ sở được hiểu bao gồm hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hạ tầng cơ sở xã hội gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. Trong điều kiện nền khoa học kĩ thuật hiện đại hiện nay, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã hội là một đòi hỏi bức bách với Nhà nước. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở là rất lớn. Hàng năm, Nhà nước luôn dành một phần lớn nguồn vốn cho đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách xây dựng cơ bản cho các dự án hạ tầng.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, chiến lược hạ tầng cơ sở kỹ thuật của của Việt Nam đã đạt được một số thành tích nhất định, trong đó con số tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới đường bộ Việt Nam dài khoảng 210.000 km trong đó quốc lộ và tỉnh lộ là 56.000 km, mật độ đường bộ trên 100 km2 là 16,16 km. Tỷ số này không phải là thấp so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó chúng ta đã xây dựng được một số công trình giao thông quan trọng,

công trình có kỹ thuật cao như cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, tuyến đường Thăng Long - Nội Bài,… củng cố nâng cấp một số tuyến giao thông nội thị ở các thành phần phố lớn. Hệ thống thông tin liên lạc của nước ta đã được triển khai tăng tốc, mạng thông tin liên lạc được mở rộng nhanh và đi vào kỹ thuật hiện đại hòa nhập với quốc tế, các dịch vụ bưu chính viễn thông đang có nhiều cố gắng cải thiện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Mạng điện thoại di động phát triển nhanh với sự xuất hiện của một số công ty thay cho tình trạng độc quyền kinh doanh trước đây. "Tính đến hết tháng 6 năm 2009, tổng số thuê bao toàn mạng là 110,7 triệu máy, trong số đó thuê bao di động chiếm 87,9%. Mật độ điện thoại đạt 129,6 máy/100 dân [24, tr. 116]. Cung cấp điện năng bình quân đầu người tăng lên với hệ thống điện lưới chuyển tải được mở rộng, hầu hết các địa phương được cung cấp điện từ lưới điện quốc gia.

Hệ thống hạ tầng cơ sở xã hội cũng được nhà nước đặc biệt chú trọng đầu tư với hệ thống mạng lưới y tế ngày càng mở rộng, Trong những năm qua, hệ thống y tế công lập ở nước ta tiếp tục phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Hệ thống y tế đã được tổ chức xuống tận thôn bản, cung cấp toàn bộ các dịch vụ y tế dự phòng và đảm trách phần lớn dịch vụ khám chữa bệnh. Năm 2005, "cả nước có 13.149 cơ sở y tế, trong đó có 1.043 bệnh viện cả công và tư với tổng số 136.590 giường bệnh, số bệnh viện ngoài công lập là 1000 cơ sở, số bệnh viện ngoài công lập là 43 cơ sở" [24, tr. 134]. Hệ thống các cơ sở giáo dục lớn mạnh từ cấp mầm non đến phát triển các trường dạy nghề, giáo dục đại học và chuyên nghiệp. "Nếu như năm 1987, cả nước có 107 trường đại học, cao đẳng thì đến năm học 2009 - 2010 cả nước có 376 trường đại học và cao đẳng và trên 300 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề" [24, tr. 148]. Hệ thống trung tâm thương mại, khu vui chơi phát triển mạnh mẽ… đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Nhà nước đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào giáo dục, y tế để đỡ gánh nặng cho hệ thống hạ tầng xã hội công. Hưởng ứng lời kêu gọi xã hội hóa của Nhà

nước, nhiều doanh nghiệp đã vào cuộc. Một số trường học, cơ sở khám chữa bệnh tư thục đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả.

Có thể nói, hạ tầng cơ sở là một trong năm trụ cột đảm bảo cho sự phát triển đất nước nói chung cũng như cho sự phát triển của các ngành kinh tế nói riêng. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2050 trở thành một nước công nghiệp, hiện đại thì phải đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, và hơn thế cần phải đầu tư trước một bước, để có đủ năng lực phục vụ cho các ngành phát triển. Đồng thời, hệ thống hạ tầng cơ sở cần được đầu tư hiện đại, có kết cấu hợp lý không chỉ đáp ứng cho yêu cầu trước mắt mà cần phù hợp cả trong tương lai lâu dài của đất nước

Đối với việc cung ứng dịch vụ công, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước ta đã có những chính sách và kế hoạch cụ thể phù hợp trong từng giai đoạn. Nhà nước đã đầu tư không nhỏ vào việc xây dựng trường học, bệnh viện, mua trang thiết bị và tổ chức cung cấp miễn phí những dịch vụ này, đồng thời có những chính sách và biện pháp trợ giúp cho người nghèo được cung ứng dịch vụ công, trước hết là trong học tập và khám chữa bệnh. Hệ thống giáo dục chăm sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Mạng lưới y tế rộng khắp từ trung ương đến địa phương tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình. Hệ thống giáo dục được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm, tạo cơ hội được học tập cho tất cả mọi người. "Ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng hàng năm và chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước" [24, tr. 148], nên chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực này. Các dịch vụ công khác như văn hóa, thông tin, chiếu sáng công cộng, dịch vụ nhà ở, cung cấp điện, nước, thu gom rác thải,… đều được Nhà nước tổ chức cung ứng cho xã hội. Mọi người dân đều có cơ hội gần như nhau trong việc hưởng thụ các dịch vụ công do Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc cung ứng dịch vụ công về vấn đề nhà ở được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng thì vấn đề nhà ở được trở nên bức xúc. Nhà nước đã triển khai xây dựng nhiều dự án nhà ở cho người dân cũng như xây dựng các khu đô thị, hệ thống nhà chung cư, hệ thống nhà thu nhập thấp và nhà tình nghĩa cho người già, người neo đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng… "Năm 2001, riêng Hà Nội đã hoàn thành và xây dựng 843.000m2 nhà ở, vượt 68,7% so với kế hoạch Hội đồng nhân dân thành phố đề ra. Trong tổng số diện tích xây dựng mới 417.585m2 thuộc dự án, nhà ở của nhân dân tự xây dựng đạt 425.855m2" [24, tr. 114].

Tóm lại, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần phải tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc phục vụ công cộng, đảm bảo cung ứng dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, bảo đảm sự an toàn cho công dân trên mọi phương diện… nhưng Nhà nước không phải là nhà cung cấp duy nhất là người "cầm lái".

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)