Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi bổ sung Hiến pháp

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 87 - 88)

Nhà nước tích cực ban hành các đạo luật quy định quyền con người, quyền công dân, trong đó bên cạnh các luật về kinh tế, Nhà nước cần ưu tiên xây dựng các luật về quyền công dân. Ở nước ta, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật. Các quyền được quy định trong Hiến pháp tạo thành hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản có tính nguyên tắc nền tảng. Các quyền được quy định trong luật, một mặt, là cụ thể hóa các quyền trong Hiến pháp, mặt khác, phát triển và bổ sung thêm những quyền mới. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân đòi hỏi tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội như là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người. Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị; các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa; quyền

của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như quyền trẻ em, quyền phụ nữ; quyền của người cao tuổi… Ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam hiện có trong Hiến pháp năm 1992, cần quy định bổ sung những quyền và nghĩa vụ cơ bản mới của công dân Việt Nam về quyền được sống trong môi trường văn hóa lành mạnh, quyền phản biện chính sách và pháp luật của Nhà nước, quyền đình công, quyền của người đồng tính…

Bên cạnh đó, trong điều luật quy định quyền cơ bản của công dân cần xác lập kèm theo các điều kiện bảo đảm của Nhà nước cho quyền đó và trong điều luật xác lập nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng đồng thời quy định quyền của Nhà nước được áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ấy.

Cùng với việc hoàn thiện nội dung và hình thức của các quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân và bảo đảm của Nhà nước, cần tiếp tục nội luật hóa trong Hiến pháp và luật các điều ước quốc tế về quyền con người mà Nhà nước Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Tuy nhiên, phải tính tới khả năng thực hiện của xã hội đối với các quy phạm pháp luật được hình thành từ nội luật hóa.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)