THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VỀ CÁC CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 45 - 46)

NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Hiện nay, hệ thống chính sách xã hội của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền phát triển khá toàn diện, trở thành công cụ quan trọng để điều tiết, kiểm soát và giải quyết các vấn đề xã hội. Dựa vào pháp luật, Nhà nước có thể truyền tải các chính sách của mình thành các chuẩn mực pháp lý tác động vào các quan hệ xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, Hiến pháp là luật cơ bản nhất có vai trò quan trọng trong việc thể hiện, ghi nhận và tạo cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta. Trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần sửa đổi nhưng các Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều ghi nhận vai trò trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng xã hội, thể hiện trong các quy định về bảo đảm quyền cơ bản của công dân, phát triển văn hóa giáo dục, chăm sóc y tế, bảo đảm trật tự xã hội…

Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó xuất phát từ nội dung, nhu cầu thực hiện chức năng xã hội và chính sách xã hội của Nhà nước, hệ thống pháp luật được xây dựng, hoàn thiện và phát triển trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của quan hệ kinh tế - xã hội, tạo cơ chế pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hệ thống điều chỉnh các vấn đề xã hội ngày càng được hoàn thiện. Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò và chức năng xã hội của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện

chức năng xã hội. Việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền thể hiện ở các nội dung sau đây.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)