GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 55 - 66)

Tại Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Các chỉ số xã hội cũng ngày càng được cải thiện từ sau đổi mới. Việt Nam vốn có tỷ lệ đi học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở ở mức cao so với một số quốc gia có thu nhập thấp, song từ sau đổi mới, tỷ lệ này ngày càng được gia tăng. Bậc tiểu học gần như đã được phổ cập hoàn toàn. Xóa mù chữ và gia tăng tỷ lệ đi học là thành công nổi bật của ngành giáo dục cũng như của cả xã hội. Số lượng người theo học phổ thông trung học và đại học ngày càng cao, bất chấp nhiều khó khăn do xóa bỏ hệ thống bao cấp giáo dục. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhà nước thống nhất

quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa nạn mù chữ, dân lập và các hình thức giáo dục khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc khó khăn. Các đoàn thể nhân dân, trước hết là đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên nhi đồng.

Nếu như ở năm học 1998 - 1999, cả nước mới chỉ có 8,4 triệu học sinh tiểu học; 5,5 triệu học sinh trung học cơ sở; 1,6 triệu học sinh trung học phổ thông; năm học 2004 - 2005, cả nước có 520.300 lớp phổ thông với 17, 3 triệu học sinh thì năm học 2009 - 2010, số lượng học sinh tăng hơn so với năm 2008 - 2009 gần 150.000 em [24, tr. 147]

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh. Tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng hàng năm và chiếm 20% tổng số ngân sách nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hóa đạt hiệu quả khá. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiểm soát và tăng dần hiệu quả sử dụng.

Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, chương trình và giáo trình ở dạy nghề và đại học đang được tích cực thực hiện, phương pháp dạy học dần từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục.

Có được những kết quả trên trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn là do sự nỗ lực không ngừng của toàn Ðảng, toàn dân ta, sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Những thành tựu nói trên đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Giáo dục và đào tạo chưa thật sự là quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp so với nhu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập, không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng. Việc thẩm định cho phép thành lập mới các trường cao đẳng, đại học chưa thật chặt chẽ, dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, nhất là ở các trường ngoài công lập và các trường của địa phương. Hệ thống giáo dục thiếu đồng bộ, chưa liên thông giữa các cấp học, ngành học và trình độ đào tạo; mất cân đối về cơ cấu đào tạo theo vùng, miền, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo. Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng mong muốn của các gia đình và đòi hỏi của sự phát triển đất nước.

Tham nhũng, tiêu cực trong giáo dục và đào tạo vẫn còn tồn tại trong một số hoạt động như: dạy thêm, học thêm tràn lan để thu tiền, tạo thu nhập không chính đáng cho cá nhân trong một bộ phận nhà giáo. Trong tuyển sinh đầu cấp, từ chỗ không đủ điều kiện trúng tuyển đã giả mạo hồ sơ hoặc chạy chọt để được trúng tuyển; tình trạng chạy trường, lạm thu trong nhà trường vẫn xảy ra...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém, hạn chế trong giáo dục và đào tạo hiện nay. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là việc ngành giáo dục và đào tạo chưa nhìn nhận thẳng thắn và "trị bệnh tận gốc"

những tồn tại, yếu kém. Công tác quản lý giáo dục còn ôm đồm, nhất là trong kiểm tra, thanh tra còn lỏng lẻo, công tác quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường chưa đổi mới đáng kể để phù hợp với các quy luật vận động trong hệ thống giáo dục và đạo tạo và đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của đất nước. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên; áp lực thi cử còn nặng. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới của đất nước. Hệ thống luật pháp và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ ngành khác đã làm cho công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục còn chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.

Những hạn chế nêu trên là do thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp quản lý, chậm cụ thể hóa những quan điểm của Ðảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu những quyết sách đồng bộ, hợp lý ở tầm vĩ mô. Tư duy giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và những khó khăn của đất nước đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc học và thi cử. Chậm đổi mới cơ chế, chính sách tài chính giáo dục để động viên hợp lý các nguồn lực xã hội phát triển giáo dục và sử dụng các nguồn lực cho giáo dục hiệu quả cao.

Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Trong hệ thống quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, quát điểm về phát triển giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng. Đảng

ta luôn khẳng định vai trò trung tâm, đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo trong công cuộc Đổi mới đất nước được khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và tiếp tục được cụ thể tại các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI cũng như chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước ta.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ:

Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời [17].

Chiến lược cũng đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2020:

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các

bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội…;

Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số [17].

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo là: "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo". Để thực hiện mục tiêu đó, Báo cáo cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo...

Có thể nói, quan điểm và định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng được xác định trong các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là khá toàn diện và bao quát các vấn đề của giáo dục và đào tạo. Trong 10 năm tới, nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị và ngành giáo dục - đào tạo là rất nặng nề để thực hiện thành công quan điểm, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng. Trong đó, đổi mới công tác quản lý nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp và tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định việc cụ thể hóa và đưa các quan điểm, định hướng của Đảng vào cuộc sống với những kết quả thực tiễn.

Trước hết, công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo trong thời gian tới cần đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu đang

đặt ra và phù hợp với phương thức quản lý công mới. Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phải xem xét, thống nhất công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề về một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Hiện nay, lĩnh vực giáo dục, đào tạo được giao cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo), còn hoạt động dạy nghề được giao cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội). Chính vì vậy, trong thực tiễn đã phát sinh nhiều bất cập, khó khăn trong quản lý như: hoạt động dạy và học tại các cơ sở dạy nghề; hoạt động phân luồng học sinh vào các cơ sở dạy nghề…

Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế để đẩy mạnh phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cùng với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục. Cùng với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục, Nhà nước cần xác lập cơ chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo. Đây chính là động lực để phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, thúc đẩy sự phát triển chung của nền giáo dục và đào tạo.

Nhà nước cần sớm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp thành cơ chế, chính sách cụ thể. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp là nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục. Mặc dù, trong nhiều năm qua, giáo dục và đào tạo được xác định là "quốc sách hàng đầu", nhưng chế độ chính sách đối với những người trực tiếp thực hiện sự nghiệp này thì hoàn toàn chưa xứng đáng, thậm chí quá thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo không những gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao mà còn bị "chảy máu chất xám". Chính vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần coi việc hoàn thiện

chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp, đặc biệt quan tâm đến lực lượng hiện đang công tác tại các vùng có đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo làm nhiệm vụ trọng tâm, tiên quyết và làm động lực để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo, bồi

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)