Hoàn thiện cơ chế tài chính của Nhà nƣớc cho việc thực hiện các chính sách xã hộ

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 107 - 109)

hành thường xuyên, liên tục, qua đó, để phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.

3.2.6. Hoàn thiện cơ chế tài chính của Nhà nƣớc cho việc thực hiện các chính sách xã hội các chính sách xã hội

Trong điều kiện kinh tế và tình hình ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc ưu tiên đầu tư các nguồn lực cho giải quyết các vấn đề xã hội là một nỗ lực rất to lớn của Nhà nước và nhân dân. Nhà nước phải có một kế hoạch tổng thể về việc cân đối ngân sách, xác định các trọng điểm đầu tư, có sự phân bổ hợp lý các công trình phúc lợi đảm bảo sự cân đối, công bằng giữa các vùng, các đối tượng dân cư, mang lại những giá trị thiết thực phục vụ cho đời sống nhân dân, đảm bảo điều kiện cần thiết để mọi người dân được hưởng thụ các giá trị đó một cách công bằng, bình đẳng. Hơn nữa, Nhà nước cần phải kết hợp các hoạt động đầu tư khác như chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách thức làm ăn, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí… để các đối tượng được hưởng chính sách xã hội có được cơ sở, điều kiện ban đầu và từ đó họ có thể tự mình giải quyết những vấn đề khó khăn của bản thân và góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng, tức là phải gắn với các chính sách Nhà nước khác đặc biệt là chính sách kinh tế.

Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn đầu tư đó để chúng được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, không bị thất thoát, lãng phí, đặc

biệt cần thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn vốn. Cần tăng cường năng lực, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng để khắc phục tình trạng có nguồn vốn đầu tư nhưng không giải ngân được vì thiếu các dự án khả thi, nhất là đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nhà nước nên chú trọng tăng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch có cấu kinh tế khác đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư Nhà nước.

Đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Nhà nước có hệ thống chính sách, kế hoạch phát triển, quy hoạch đồng bộ, mang tính chiến lược lâu dài làm cơ sở cho sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện các hoạt động này để tránh sự tốn kém tiền của của nhân dân một cách không chính đáng có như hiện nay. Nhà nước xác định rõ trọng điểm đầu tư, ưu tiên cho các vùng đặc biệt khó khăn như miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, từ đó, xây dựng cơ chế kiểm soát nguồn đầu tư chặt chẽ trong đó tăng cường vai trò của quần chúng nhân dân trong việc tham gia quản lý dự án, công trình.

Đầu tư cho giáo dục: cân đối và tăng ngân sách cho giáo dục để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường công lập, trường chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật, các trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; đẩy mạnh việc cải tiến nội dung, chương trình, phương thức đào tạo; chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy ở tất cả các cấp học.

Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế ở cộng đồng: nâng cao chất lượng mạng lưới y tế đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo cho người dân kể cả người nghèo nhất cũng được chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, Nhà nước cần quan tâm đến các cơ sở phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng đặc biệt như đối tượng chính sách, người cao tuổi, bà mẹ và trẻ em, người tàn tật, các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và y tế dự

phòng; căn cứ vào nhu cầu, điều kiện thực tế chứ không nên cào bằng, hoặc chia trên đầu người.

Đối với chính sách an sinh xã hội: đổi mới cơ chế lập dự toán và phân bổ chi tiêu ngân sách theo hướng công khai minh bạch và xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường: Tăng cường đầu tư để ngăn ngừa sự cố môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường, trước hết là xử lý nước thải, chất rắn, nghiên cứu tái sử dụng chất thải và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Tăng khả năng dự báo các sự có thiên nhiên, biến động của môi trường để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai, do môi trường gây ra. Cần khuyến khích nhân dân, các tổ chức bằng các hình thức khen thưởng phù hợp khi họ tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời cần xử lý nghiêm, kiên quyết, đặc biệt là sử dụng các biện pháp kinh tế đối với những hành vi của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp… làm tổn hại đến môi trường.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)