BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 66 - 68)

Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia nhưng đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển và cũng đang phải đối đầu với các vấn đề về môi trường. Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một trong những thách thức đặt ra cho Nhà nước ta trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Một trong những biện pháp mà Nhà nước dùng để bảo vệ môi trường đó là sử dụng pháp luật. Để pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu không thể thiếu vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các nguồn tài nguyên, một trong các vấn đề quan trọng đó là cơ cấu tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan này phải được quy định một cách hợp lý mới tạo điều kiện cho việc quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên được hiệu quả. Với nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân và thực trạng suy thoái môi trường, trên phương diện pháp lý, Nhà nước đã tích cực chủ động quy định và áp dụng các chính sách bảo vệ môi trường trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và hàng loạt các văn bản pháp luật khác: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản,…

Cùng với sự phát triển sản xuất của đất nước thì vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được Nhà nước và Chính phủ quan tâm coi đó là 1 trong 3 trụ cột phát triển (kinh tế, xã hội, môi trường). Nghị quyết 41/NQ-TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ về Phát triển bền vững là một trong những hành động thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Những chính sách quan trọng của Nhà nước đã tạo điều kiện

tốt cho việc hình thành hệ thống bảo vệ môi trường quốc gia, cũng như của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực trạng môi trường của nước ta hiện nay là đáng báo động: Rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước đang bị suy giảm cả về chất lượng. Đa dạng sinh học chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức. Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên là không thể tránh khỏi trong tương lai nếu chúng ta không thể tái tạo được. Trong tất cả các khu vực thành thị, khu công nghiệp và nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường do hậu quả tác động trực tiếp của con người đã trở nên bức xúc tại một số nơi ở Hà Nội, mức độ ô nhiễm bụi cao gấp 6 lần ở ngoại thành. Những biến cố thiên nhiên, mà suy cho cùng cũng là do con người không bảo vệ môi trường mà ra, lại xảy ra thường xuyên và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, môi trường nước ta chịu những tác động tiêu cực nghiêm trọng, lâu dài của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và suy thoái về đa dạng sinh học - vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực.

Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lý hiện nay còn nhiều bất cập về nhân lực, nguồn lực và trang bị kỹ thuật và các cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ/ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung, hệ thống các chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn ít được áp dụng. Kiến thức và nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa được nâng cao cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng. Còn tồn tại nhiều quan điểm cực đoan về môi trường

Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống giáo dục ở các cấp học, bậc học. Các thông tin về môi

trường, về chính sách, pháp luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng.

Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung, hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường còn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ và chưa theo kịp với nhịp độ phát triển kinh tế. Do thiếu cơ sở pháp lý, thiếu ý thức bảo vệ môi trường từ các tổ chức kinh tế và công dân, nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc xử lý các vi phạm nhiều khi không triệt để. Thực trạng đó đòi hỏi Nhà nước phải thể hiện thái độ kiên quyết hơn, có những biện pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Các chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)