Nguồn khách du lịch tàu biển

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 67 - 69)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1.1. Nguồn khách du lịch tàu biển

Do đặc điểm của hình thức kinh doanh du lịch tàu biển nên nguồn khách du lịch bằng tàu biển của công ty khá đa dạng, đến từ nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng chủ yếu là từ châu Á. Sở dĩ có tình trạng này là do hiện nay công ty mới chỉ đón các đội tàu nhỏ của châu Á mà trong đó chủ yếu là các hãng tàu của Trung Quốc. Các đội tàu này thƣờng chỉ hoạt động trong một phạm vi hạn hẹp quanh khu vực biển Đông và một số vùng biển lân cận nên nguồn khách ngoài Trung Quốc chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 2.6. Nguồn khách du lịch tàu biển của công ty [4] [6] [8]

Đơn vị: Luợt khách Đối tƣợng khách 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2010/2009 2011 Tỷ trọng (%) 2011/2010 Giá trị % Giá trị % Khách Trung Quốc 4355 99,2 3530 86,8 -825 -18,9 3700 84,0 170 4,8 Khách Khác 36 0,8 367 9,1 331 919 489 11,1 122 33,2 Khách châu Âu 0 0 168 4,1 168 - 214 4,9 46 27,4 Tổng 4391 100 4065 100 -326 -7,4 4403 100 338 8,3

Qua những số liệu ở trên có thể thấy khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch tàu biển của công ty. Khách du lịch từ Trung Quốc luôn chiếm tỷ lệ trên 80 thậm chí có năm trên 90% lƣợng khách tàu biển. Nguồn khách du lịch này đến chủ yếu từ 2 tuyến Bắc Hải và Phòng Thành.

69

Tỷ trọng du khách đến từ Trung Quốc lớn đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty triển khai các chính sách chuyên biệt hoá sản phẩm và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Công tác tổ chức, điều hành của công ty cũng diễn ra thuận lợi và tiết kiệm hơn khi chỉ phục vụ một đối tƣợng khách nhất định. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển của công ty. Nếu có những biến động trong xu hƣớng cầu của thị trƣờng Trung Quốc hoặc những thay đổi của các nhân tố vĩ mô thì công ty rất khó có thể có những chính sách điều chỉnh kịp thời và nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với việc mất hẳn một mảng kinh doanh chính.

Tuy nhiên tỷ trọng này đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm, nếu nhƣ năm 2009 tỷ trọng khách Trung Quốc chiếm tới 99,2% thì năm 2010, tỷ trọng này giảm chỉ còn 86,8% và năm 2011 tỷ lệ này chỉ là 84%. Đi cùng với mức sụt giảm của lƣợng khách du lịch từ Trung Quốc là sự tăng trƣởng của khách du lịch đến từ các nƣớc châu Á khác.

70

Tỷ lệ khách du lịch đến từ các nƣớc châu Á khác nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan năm 2009 chỉ là 36 khách chiếm 0,8% thì năm 2010 đã tăng lêm 367 khách và chiếm tỷ trọng 9,1%. Năm 2011, tỷ trọng khách các nƣớc châu Á khác tăng 11,1%. Khách du lịch tàu biển đến từ châu Âu cũng tăng mạnh, nếu nhƣ năm 2009 công ty không tiếp đón khách du lịch đến từ Châu Âu thì năm 2010, công ty đã tiếp đón 168 khách tƣơng ứng với tỷ trọng là 4,1% và con số này năm 2011 tăng lên 4,9%. Sự thay đổi trong cơ cấu khách du lịch tàu biển cho thấy định hƣớng chiến lƣợc của công ty nhằm giảm rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào một thị trƣờng nhất định.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)