6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Quy định về đón khách du lịch tàu biển
Du lịch tàu biển là loại hình du lịch có liên quan đến nhiều ban ngành nhƣ: Du lịch, Giao thông vận tải, Cảng vụ, Hải quan, Biên phòng, Y tế, cơ quan quản lý cảng,... nên việc đón khách du lịch tàu biển luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng của đơn vị này ở các địa phƣơng có khách du lịch bằng tàu biển.
Công ty du lịch: Đối với hoạt động đón khách du lịch bằng tàu biển, các quy chế phối hợp hoạt động quản lý hoạt động và kinh doanh du lịch tàu biển quốc tế tại cảng biển của các tỉnh đều do UBND các tỉnh quy định. Bản quy chế này quy định về nguyên tắc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực: hàng hải, y tế, xuất nhập cảnh, an ninh trật tự, đại lý tàu biển,...tại các cảng biển địa phƣơng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch và các doanh nghiệp du lịch tham gia tổ chức đón và phục vụ khách du lịch đến bằng tàu biển quốc tế tại cảng.
Doanh nghiệp du lịch sau khi nhận thông tin khách du lịch quốc tế đến Cảng bằng đƣờng biển thì phải liên hệ với Bộ đội Biên phòng tỉnh, đồn Biên phòng cửa khẩu cảng để thông báo các thông tin liên quan đến đoàn khách và
35
cử cán bộ điều hành, hƣớng dẫn viên, phục vụ viên đón khách, sau đó làm thủ tục nhập cảnh cho du khách tại cửa khẩu cảng địa phƣơng, liên hệ với chi cục Hải quan để khai báo hành lý cá nhân hoặc hàng hoá lúc xuất cảnh, nhập cảnh và thông báo chƣơng trình du lịch đến các cơ quan chức năng, trong một vài trƣờng hợp phải liên hệ với cơ quan quản lý cảng địa phƣơng xin phép tiến hành các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao… phục vụ khách du lịch tại khu vực cảng, chuẩn bị chu đáo các nghi thức đón khách theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Đại diện cho khách du lịch quốc tế (theo chƣơng trình du lịch) để làm thủ tục hải quan, kê khai, nộp thuế, giao nhận hàng hoá, quà biếu, quà lƣu niệm (nếu có), thực hiện đúng chƣơng trình tham quan theo hợp đồng và sau khi kết thúc tour phải đƣa khách về cảng và giải quyết nhanh chóng các thủ tục xuất cảnh, đảm bảo cho khách xuống tàu đƣợc thuận lợi, nhanh chóng và an toàn.
Đại lý tàu biển: Có trách nhiệm thông báo và liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan và các doanh nghiệp du lịch đón khách những thông tin cần thiết về tàu biển đến cảng. Làm các thủ tục cho tàu vào cảng theo thông lệ quốc tế, liên hệ và phối hợp các dịch vụ cung cấp dầu, nƣớc…các dịch vụ vệ sinh và đổ rác cho tàu.
Sở Văn hóa thể thao và du lịch: Chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch bằng tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát tình hình tổ chức đón khách du lịch tàu biển của doanh nghiệp du lịch.
Ban Quản lý khu du lịch: Quản lý và giám sát các hoạt động tham quan tại khu du lịch, chủ trì phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc giữ gìn môi trƣờng cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa, kiểm tra xử lý các vấn đề về môi trƣờng kinh doanh du lịch tại điểm đến, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng để áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
36
Cảng vụ: Có trách nhiệm thông báo cho các doanh nghiệp du lịch và đại lý của chủ tàu về vị trí tàu sẽ đƣợc neo đậu, hƣớng dẫn và kiểm soát hồ sơ thủ tục nhập xuất cảnh cho tàu theo thông lệ quốc tế, thời gian hoa tiêu hàng hải dẫn tàu và cập tàu, các quy định cụ thể của bến và cầu tàu tiếp nhận tàu khách du lịch, các quy định, nội quy của cảng biển có liên quan về đảm bảo trật tự, vệ sinh, an toàn đối với tàu và khách du lịch quốc tế đến cảng
Cảng đón tàu: Chủ trì phối hợp với các đơn vị: doanh nghiệp du lịch, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Công an chuẩn bị chu đáo địa điểm đón tàu, vị trí làm thủ tục nhập, xuất cảnh và kê khai hải quan cho khách du lịch tàu biển, các phƣơng án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách và hành lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu và khách ra vào cảng.
Bộ đội Biên phòng: Kiểm soát hộ chiếu của khách, đóng dấu và làm
thủ tục nhập xuất cảnh, trƣờng hợp du khách xin visa tại cửa khẩu thì thực hiện việc cấp dán visa cho khách. Phối hợp các lực lƣợng liên quan bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tàu và khách du lịch trong suốt thời gian tàu đến và rời khỏi vùng biển.
Cơ quan kiểm dịch y tế: Phải thực hiện đầy đủ các thể thức, trình tự
kiểm dịch y tế (theo quy định tại Điều 4 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đối với hành khách, các thành viên trên tàu; kiểm tra y tế đốí với hành lý, hàng hoá và tất cả các phƣơng tiện phục vụ cho sinh hoạt, ăn, uống của hành khách và các thành viên trên tàu và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho hành khách và các thành viên trên tàu nhập cảnh, xuất cảnh tại cảng.
Hải quan: Hƣớng dẫn và thông tin cho doanh nghiệp du lịch về chính sách các quy định về thủ tục đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kiểm tra, làm thủ tục cho hàng hoá, hành lý của khách du lịch mang theo khi rời tàu để đi tham quan du lịch và hàng hoá mua tại Việt Nam khi xuất cảnh.
37
Công an tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an các địa phƣơng tham mƣu hƣớng dẫn và trực tiếp phối hợp với các ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch có khách đến; đảm bảo an toàn cho khách du lịch; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cảnh sát môi trường: Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan hƣớng dẫn và kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trƣờng tại cảng và các điểm tham quan du lịch.
Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội: Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng giải quyết, ngăn chặn không để tệ nạn ăn xin diễn ra tại các điểm tham quan tạo ra hình ảnh không đẹp trong mắt du khách.