6. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của các công ty lữ
công ty lữ hành
Là một hình thức tƣơng đối đặc thù, kinh doanh đón khách du lịch tàu biển bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cũng mang nhiều đặc điểm riêng:
+ Nguồn gửi khách du lịch tàu biển mang tính độc quyền nhóm: Nhƣ đã trình bày ở trên, khách tham gia các tour du lịch tàu biển thƣờng thông qua 2 nguồn chính là các công ty lữ hành và các hãng tàu. Số lƣợng các hãng tàu du lịch trên thế giới là khá hạn chế trong khi các hãng lữ hành có hợp đồng với các hãng tàu cũng không nhiều và đƣợc chọn lựa khá khắt khe với nhiều tiêu chí. Chính vì vậy, đối với một thị trƣờng cụ thể thì chỉ có một hoặc một vài công ty lữ hành có thể tham gia khai thác. Điều này một mặt giúp tạo dựng một thị trƣờng du lịch tàu biển gửi khách khá ổn định và đẳng cấp nhƣng đồng thời cũng gây nên tình trạng độc quyền nhóm. Các quyết định về giá cả, điểm đến, phƣơng thức phục vụ... hầu hết chỉ do một hoặc một vài doanh nghiệp quyết định. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch tàu biển, sức ép của các công ty gửi khách đối với các công ty nhận khách là rất cao và khá toàn diện.
+ Lượng khách du lịch tàu biển thường không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khách quan: Du lịch tàu biển phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan. Chính vì vậy, nếu xét từ góc độ 1 điểm đến thì lƣợng khách du lịch tàu biển thƣờng rất không ổn định. Lƣợng khách này phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi hải trình của các hãng tàu, điều kiện thời tiết khí hậu cũng nhƣ các điều kiện về chính trị, ngoại giao và luật pháp quốc tế... Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đón khách du lịch tàu biển, có thể nói đặc điểm này tạo ra nhiều áp lực và tiềm ẩn nhiều rủi ro cả trong ngắn và dài hạn ảnh hƣởng nhiều đến sự ổn định của thị trƣờng nói riêng và của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung
39
+ Lượng khách du lịch tàu biển luôn tập trung lớn vào một thời điểm: Khách du lịch tàu biển của các doanh nghiệp lữ hành đón khách luôn đến vào một thời điểm nhất định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm tùy theo hải trình của các hãng tàu. Do vậy lƣợng khách của các doanh nghiệp lữ hành đón khách du lịch tàu biển tuy có thể lớn nhƣng thƣờng rất tập trung. Việc tập trung một lƣợng khách lớn trong một số thời điểm nhất định trong kỳ kinh doanh đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Mỗi khi đón khách doanh nghiệp lữ hành phải huy động một lƣợng lớn nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật...) chất lƣợng cao trong khi những thời gian khác thì những nguồn lực này lại không đƣợc sử dụng làm chi phí duy trì cao, lãng phí nguồn lực và dẫn đến sự suy giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Hoạt động đón khách du lịch tàu biển luôn đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và ổn định: Du lịch tàu biển là một hình thức du lịch cao cấp nên yêu cầu đối với các dịch vụ trong toàn bộ hành trình là rất cao. Hoạt động đón khách du lịch tàu biển là một công đoạn trong toàn bộ hệ thống dịch vụ tạo dựng nên đẳng cấp của hình thức du lịch này. Chính vì vậy các dịch vụ và sản phẩm của các công ty lữ hành đón khách luôn đƣợc yêu cầu và bị kiểm soát một cách rất sát sao từ phía các công ty gửi khách. Đây là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, với nền tảng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành và chất lƣợng hệ thống dịch vụ tại Việt Nam, các yêu cầu này đã tạo nên một áp lực rất lớn đối với các công ty đón khách. Việc đảm bảo cung cấp đƣợc các sản phẩm và dịch vụ có cùng đẳng cấp, chất lƣợng và ổn định thƣờng rất khó có thể thực hiện đƣợc tại một điểm đến ở Việt Nam. Do vậy, thông thƣờng để có thể phục vụ đƣợc đối tƣợng khách này, các công ty lữ hành đón khách du lịch tàu biển thƣờng phải huy động nguồn lực từ nhiều nguồn, nhiều địa phƣơng khác nhau. Chính vì vậy, duy trì việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lƣợng cao và ổn định trong điều kiện thực tế của Việt Nam thƣờng làm gia tăng chi phí quản lý, vận hành, giám sát và tƣ vấn.... của các công ty đón khách và từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.
40
Tiểu kết chương 1:
Du li ̣ch tàu biển có thể hiểu mộ t cách đơn giản là một chuyến hành trình du lịch trên biển qua nhiều địa điểm, ở những vùng, miền, quốc gia khác nhau. Đây là hình thức du lịch cao cấp và đƣợc đặc trƣng bởi các tàu du lịch đƣợc trang bị nhƣ một khu nghỉ mát di động, vận chuyển du khách từ nơi này đến nơi khác. Du lịch tàu biển đƣợc hình thành khá sớm từ đầu thế kỷ XIX nhƣng chỉ thực sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập niên 80 của thế kỷ trƣớc cùng với những thành tựu về khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế nhanh chóng trên toàn cầu. Việc phát triển hoạt động du lịch đón khách du lịch tàu biển của một quốc gia hay vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cả chủ quan và khách quan trong đó các điều kiện khách quan nhƣng có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thời tiết, khí hậu thuận lợi và đặc biệt là nằm trên hải trình của các hãng tầu du lịch là điều kiện mang tính tiên quyết.
Hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý quốc tế và việc kinh doanh đón khách du lịch tàu biển ở Việt Nam cũng đƣợc quy định khá chặt chẽ và chi tiết. Các công ty lữ hành đón khách du lịch tàu biển ở Việt Nam phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và phải đƣợc sự đồng ý của cơ quản quản lý nhà nƣớc về du lịch. Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế cũng mang nhiều đặc điểm riêng. Các đặc điểm này thƣờng tạo ra nhiều áp lực và khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam trong hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển.
41
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐÓN KHÁCH