Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng

Có thể nói, hoạt động du lịch tàu biển là một ngành đòi hỏi cao về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bởi để tàu biển du lịch có trọng tải lớn có thể cập bến thì cần phải có bến cảng chuyên dụng để tàu cập bờ trực tiếp với đầy đủ trang thiết bị nhƣ: nhà vệ sinh, nơi dừng chân để du khách nghỉ ngơi, nơi bán hàng lƣu niệm... Hiện nay, Việt Nam chƣa có cảng biển chuyên dụng, cảng đón khách thƣờng dùng chung với cảng hàng hóa, thiếu nơi dừng chân để du khách nghỉ ngơi, thiếu nhà vệ sinh, nơi bán hàng lƣu niệm, đồng thời du khách phải chứng kiến cảnh bốc dỡ hàng hóa, dầu nhớt trôi nổi, bụi bẩn, tiếng ồn, vệ sinh, cảnh quan môi trƣờng chƣa tốt dẫn đến hạn chế rất nhiều trong việc đón khách du lịch tàu biển. Việc đón khách tại cảng nổi thì bất tiện do khách phải chuyển tải bằng cách đi xuống cầu tàu qua bông tông (dạng xà lan nổi cập mạn tàu to) rồi mới tiếp cận đƣợc tàu gỗ nhỏ để vận chuyển lên bờ. Cách này không đƣợc an toàn đặc biệt là những ngày mƣa to và biển động.

Tuy nhiên để đầu tƣ vào cảng biển thì tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Vì vậy, chính phủ nên có những giải pháp cải tạo cảng hàng hóa thành cảng đón tàu du lịch, tổ chức các dịch vụ để tiết kiệm chi phí đầu tƣ và xây dựng. Bên cạnh đó, các dự án xây cảng cần đƣợc thẩm định nhanh chóng để

109

đƣa ra phƣơng án tối ƣu nhất, tránh hiện tƣợng từ khi thẩm định đến khi thực hiện dự án mất gần chục năm nhƣ trƣờng hợp cảng Lạch Huyện tại Hải Phòng.

Bên cạnh đó, khách du lịch tàu biển là những khách có thu nhập cao, nhu cầu mua sắm lớn và các dịch vụ giải trí có chất lƣợng cao. Điều đáng buồn là hiện nay Hạ Long đều chƣa đáp ứng đƣợc những điều kiện này. Đây đều là những dịch vụ đòi hỏi đầu tƣ lớn mà không phải công ty nào cũng có thể đầu tƣ. Vì vậy, Nhà nƣớc nên dành nhiều ngân sách hơn cho đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch theo hƣớng đầu tƣ tập trung, có trọng điểm để tạo ra các khu du lịch có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có khả năng cạnh tranh cao. Chính phủ cũng cần có các chính sách thích hợp để mời gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển du lịch tại Việt Nam.

Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Chính phủ cũng cần phải có các chính sách giảm các thủ tục hành chính rƣờm rà để khuyến khích khách du lịch vào Việt Nam, giảm các chi phí giao dịch. Đổi mới chính sách xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục cấp thị thực và xét duyệt xuất nhập cảnh, hải quan tại các cửa khẩu. Tăng cƣờng đầu tƣ, hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra hành lý và hành khách nhƣ máy soi hành lý, dây chuyền hành lý...Có kế hoạch đào tạo, tăng cƣờng năng lực cho cán bộ, nhân viên xuất nhập cảnh, hải quan, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ vì đây là bộ phận thƣờng xuyên phải tiếp xúc với du khách quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp, văn minh trong các việc đón tiếp khách du lịch tàu biển.

Xem xét ƣu đãi về thủ tục để cho phép các tàu vào Việt Nam định kỳ, định tuyến, cho phép các du thuyền hoặc thuyền buồm nhỏ đƣợc phép dừng ở các đảo nhỏ hay vùng biển dọc bờ biển Việt Nam với mục đích tham quan du lịch.

Cải tiến hơn nữa thời gian chờ làm thủ tục cho phƣơng tiện và cho khách tại cảng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này.

110

3.3.2. Kiến nghị đối vớ i Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Là cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý các hoạt động du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và cụ thể là Tổng cục Du lịch cần có những định hƣớng đúng đắn trong chính sách để có thể giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển.

Tổng cục Du lịch cần định hƣớng phát triển và có những hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá và tạo quan hệ với đối tác nƣớc ngoài để học hỏi kinh nghiệm cũng nhƣ tìm kiếm khách hàng từ các thị trƣờng cho hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, loại hình du lịch và tăng cƣờng liên kết trong hoạt động du lịch và lữ hành:

- Cơ quan quản lý du lịch nhà nƣớc làm vai trò đầu tàu kết nối, liên kết các doanh nghiệp lữ hành quốc tế với các hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn, shopping, cơ sở phục vụ du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch mới.

Tăng cƣờng đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, khích lệ doanh nghiệp lữ hành nâng cao chất lƣợng và uy tín phục vụ: Hình thành tổ chức đánh giá, giám sát và kiểm soát chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tiếp tục tổ chức bình chọn Top Ten lữ hành quốc tế và định kỳ công bố bảng xếp hạng chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ du lịch của các tổ chức kinh doanh du lịch.

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch có thể xem xét thành lập quỹ phát triển du lịch tàu biển để khuyến khích các hãng tàu quốc tế hợp tác với doanh nghiệp trong nƣớc nhằm phát triển thị trƣờng thay vì để doanh nghiệp phải tự thân vận động hoàn toàn nhƣ hiện nay.

Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trƣờng và môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử, hạn chế và kiểm soát độc

111

quyền kinh doanh, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh lữ hành quốc tế.

Tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch và lữ hành, nghiên cứu sửa đổi Luật Du lịch và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch cho phù hợp với thực tế. Bằng chiến lƣợc, kế hoạch, công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế, kết hợp với sử dụng lực lƣợng vật chất và thông qua định hƣớng phát triển du lịch, cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cần hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Cần có chiến lƣợc quảng bá xúc tiến du lịch tàu biển mang tính chiến lƣợc và dài hạn, coi đây là hoạt động mang tính dài hạn gắn liền với thị trƣờng. Tăng cƣờng tổ chức và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế chuyên đề về du lịch tàu biển, công bố quy hoạch phát triển du lịch biển, các tuyến điểm để các doanh nghiệp có cơ sở giới thiệu quảng bá tới các hãng tàu biển trên thế giới. Tổ chức Festival về cảng biển, Festival du lịch giữa các nƣớc trong khu vực để tìm cơ hội quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của Việt Nam.

3.3.3. Đối với tỉnh Quảng Ninh

- Tăng cƣờng công tác quản lý giám sát các hoạt động trên vịnh Hạ Long.

- Nâng cấp cảng biển giành riêng cho việc đón khách du lịch tàu biển, không nên để tình trạng khách phải chuyển tải từ cảng nổi Hòn Gai hoặc đón khách chung với cảng hàng hóa Cái Lân đang diễn ra nhƣ hiện nay, vừa mất an toàn và tạo ra hình ảnh không chuyên nghiệp.

- Cần kêu gọi sự tham gia hƣởng ứng của các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cƣ trong khu vực trong việc phát triển du lịch bền vững. Xây dựng chƣơng trình giáo dục, tăng cƣờng nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về bảo vệ môi trƣờng, phổ cập nguyên tắc du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên.

112

- Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tại địa phƣơng: Cần phải duy trì thƣờng xuyên công tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm và đào tạo bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ hƣớng dẫn viên và cán bộ trong ngành du lịch (nhất là ngoại ngữ hiếm nhƣ: Đức, Ý, Tây Ban Nha…). Tạo điều kiện cho các học viên đào tạo nghiệp vụ du lịch đƣợc thực tập tại các công ty Lữ hành và khách sạn lớn trong nƣớc và quốc tế... Vì lực lƣợng này có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển du lịch. Tăng cƣờng tổ chức các hội thảo, các khoá bồi dƣỡng về du lịch và môi trƣờng cho các doanh nghiệp lữ hành, hƣớng dẫn viên. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng trong các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.

Tiểu kết chương 3: Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai là một công ty có truyền thống trong việc đón khách du lịch tàu biển. Trong chiến lƣợc phát triển của mình, công ty cũng định hƣớng tiếp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh này cả về số lƣợng và chất lƣợng. Để thực hiện đƣợc định hƣớng này công ty cần triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp trong đó cần tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, duy trì chất lƣợng và phát triển sản phẩm cũng nhƣ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động marketing…. Để làm đƣợc điều này, bên cạnh những nỗ lực của công ty cũng rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ trung ƣơng đến địa phƣơng cũng nhƣ sự đầu tƣ và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Ninh và các bộ ngành có liên quan.

113

KẾT LUẬN

Du li ̣ch tàu biển là một chuyến hành trình du lịch trên biển qua nhiều địa điểm, ở những vùng, miền, quốc gia khác nhau. Đây là hình thức du lịch cao cấp và đƣợc đặc trƣng bởi các tàu du lịch đƣợc trang bị nhƣ một khu nghỉ mát di động, vận chuyển du khách từ nơi này đến nơi khác. Việc phát triển hoạt động du lịch đón khách du lịch tàu biển của một quốc gia hay vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cả chủ quan và khách quan trong đó các điều kiện khách quan nhƣ có tài nguyên du lịch hấp dẫn, thời tiết, khí hậu thuận lợi và đặc biệt là nằm trên hải trình của các hãng tàu du lịch là điều kiện mang tính tiên quyết.

Hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý quốc tế và việc kinh doanh đón khách du lịch tàu biển ở Việt Nam cũng đƣợc quy định khá chặt chẽ và chi tiết. Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các đặc điểm của hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển thƣờng tạo ra nhiều áp lực và khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam.

Du lịch tàu biển đang là loại hình du lịch ngày càng đƣợc ƣa chuộng và đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là định hƣớng phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới. Với những tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch này, tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ các công ty lữ hành quốc tế trong tỉnh đã và đang nỗ lực hết mình để phát triển loại hình du lịch này.

Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong đón khách du lịch tàu biển, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai đã đóng góp vào việc tiếp đón khách du lịch tàu biển đến Việt Nam hàng nghìn du khách mỗi năm. Tuy nhiên, con số này vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng du lịch của Hạ Long cũng nhƣ khả năng của công ty.

Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và cả chủ quan chủ quan dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh việc thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đón khách du lịch tàu biển, sản phẩm du lịch của công ty còn thiếu đa dạng,

114

cùng với công tác quản lý, xúc tiến điểm đến chƣa thực sự hiệu quả thì những nguyên nhân chủ quan của công ty cũng đang cản trở việc mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của công ty.

Quá trình khảo sát, nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai đã chỉ ra những vấn đề nội tại nhƣ công tác truyền thông còn chƣa tốt, trình độ lao động còn nhiều hạn chế, chiến lƣợc kinh doanh chƣa thực sự rõ ràng… đã và đang làm cho khả năng phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển của công ty cả trong ngắn và dài hạn chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

Trên cơ sở thực trạng và những định hƣớng chiến lƣợc, đề tài đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh đón khách du lịch tàu biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, công ty cần triển khai đồng bộ và quyết liệt nhiều giải pháp trong đó cần tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, duy trì chất lƣợng và phát triển sản phẩm cũng nhƣ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động marketing…. Để làm đƣợc điều này, bên cạnh những nỗ lực của công ty cũng rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cũng nhƣ sự đầu tƣ và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Ninh và các bộ ngành có liên quan.

Tuy đã có nhiều nỗ lực nhƣng do hạn chế về nguồn lực và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long (2007). Vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế giới. Nxb. Thế giới, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008). Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL. 3. Chính phủ nƣớc CHXHCNVN (2007). Nghị định 92/2007/NĐ-CP.

4. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2009), Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch tầu biển 2009

5. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2010), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009

6. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2010), Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch tầu biển 2010

7. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2011), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010

8. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2011), Báo cáo tình hình kinh doanh du lịch tầu biển 2011

9. Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (2012), Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011

10.GS.TS Nguyễn Văn Đính & TS Trần Minh Hòa (2006). Giáo trình Kinh tế du lịch. NXB Lao động xã hội, Hà Nội

11.Quốc hội nƣớc CHXHCNVN (2006). Luật du lịch. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12.Sở Du lịch Quảng Ninh (2001). Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010.

13.Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Quảng Ninh (2011). Báo cáo công tác đào tạo nguồn nhân lực.

14.PGS. TS. Lê Văn Thăng, ThS Trần Anh Tuấn & ThS Bùi Thị Thu (2008). Giáo

trình Du lịch và môi trường. NXB ĐH quốc gia Hà Nôi, Hà Nội

15.Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012). Báo cáo tổng hợp đề án phát triển du lịch Việt Nam 2010-2020, tầm nhìn 2030.

116

Tiếng Anh

16.Braun, B.M., Dander, J.A., and White, K.R. (2002). The impact of the cruise industry on a region’s economy: a case study of Port Canaveral, Florida. Tourism Economics, Vol 8, No 3, pp 281–288.

17.Bull, A. (1996). The Economics of Cruising: An application to the short ocean cruise market. Journal of Tourism Studies, 7 (2), 28-35

18.Chase, G. and Alon I. (2002). Evaluating the economic impact of cruise tourism: a case study of Barbados. Anatolia: an international journal of

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)