Diễn biến kinh tế trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 64 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Diễn biến kinh tế trong và ngoài nƣớc

Du lịch là một ngành rất nhạy cảm đối với các diễn biến kinh tế trong và ngoài nƣớc. Đối với một đất nƣớc, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập cao hơn khiến nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của ngƣời dân tăng cao, trong đó du lịch là một trong những nhu cầu giả trí đƣợc ƣa thích của ngƣời dân. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm sút khiến nhu cầu chi tiêu cho du lịch cũng sụt giảm ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình du lịch của các quốc gia có lợi thế về du lịch. Những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình nợ công của châu Âu có những diễn biến hết sức phức tạp tại những quốc gia hàng đầu châu Âu. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu du lịch bởi đây đều là những nƣớc có mức thu nhập cao, nhu cầu du lịch lớn và có mức chi tiêu cao trong mỗi chuyến du lịch.

66

Tại châu Á, Trung Quốc nổi lên là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, dù phần lớn các nƣớc trên thế giới đều rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nhƣng Trung Quốc vẫn đạt đƣợc mức tăng trƣởng ấn tƣợng là 9,2% vào năm 2011 trong khi nhiều nƣớc phát triển chỉ đạt mức tăng trƣởng 1-2% hoặc tăng trƣởng âm nhƣ Nhật, Đức, Mỹ, Pháp…. Sự phát triển kinh tế tạo ra mức sống cao hơn cho ngƣời dân, tạo ra nhu cầu du lịch rất lớn ở quốc gia đông dân nhất thế giới này. Những năm vừa qua, lƣợng khách du lịch Trung quốc vào Việt Nam tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2011, Trung Quốc dẫn đầu về lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với 1,4 triệu lƣợt khách, tăng 156,5% so với năm 2010. Ngoài ra, khách du lịch châu Á đến Việt Nam cũng tƣơng đối lớn, xếp sau Trung Quốc còn có Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Malaixia, Thái Lan… đều là những nƣớc châu Á có nền kinh tế phát triển, điều này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của các công ty lữ hành trong đó có công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai bởi lƣợng khách du lịch châu Á chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số khách du lịch của công ty.

Tại Việt Nam, nền kinh tế nhìn chung cũng chịu ảnh hƣởng từ suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên, năm 2010 và 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao, lãi suất, tỷ giá có nhiều diễn biến không ổn định, thất nghiệp tăng và kéo dài (năm 2010: 2,88%; năm 2011: 2,27%) đã khiến cho nhu cầu du lịch của khách nội địa giảm sút. Điều này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch. Trong bảng báo cáo lƣợng khách du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai, lƣợng khách du lịch nội địa đã giảm đáng kể vào năm 2010 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2011. Dự báo nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và 2013 sẽ vẫn còn nhiều khó khăn khi tăng trƣởng kinh tế quý I mới chỉ đạt 4%, doanh nghiệp hoạt động còn nhiều khó khăn, tiếp cận vốn kinh doanh còn khó nên chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến lƣợng khách du lịch nội địa vì hàng năm số lƣợng doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên đi du lịch là rất lớn. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn nhƣ trên cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn và hiệu quả kinh doanh của công ty.

67

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)