6. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Chính sách phát triển hoạt động đón khách du lịch tàu biển
Chiến lƣợc phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Tổng cục du lịch đã xác định: “Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thể là thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương. Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển các khu du lịch biển tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới”.[15]
54
Trong buổi công bố nghiên cứu "Thực trạng và giải pháp thu hút khách tàu biển đến Việt Nam" của Vụ Lữ hành vào trung tuần tháng 9 năm 2009, Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Mạnh Cƣờng nhận định rằng, trong những năm tới, du lịch tàu biển sẽ là hƣớng trọng tâm của Chính phủ cũng nhƣ của ngành du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch cũng đã đặt ra mục tiêu là đến năm 2015, Việt Nam phải đón đƣợc một triệu khách tàu biển.
Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, Ngành đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút khách tàu biển vào Việt Nam từ việc cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển; giảm cảng phí cho các tàu vào Việt Nam định tuyến hoặc nhiều lần... đến việc tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch tầu biển.
Với định hƣớng chiến lƣợc phát triển nhƣ trên, lại là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch biển, trong chiến lƣợc phát triển du lịch giai đoạn 2010- 2015 cho tỉnh Quảng Ninh, du lịch biển nói chung và du lịch tàu biển nói riêng sẽ đƣợc tỉnh chú trọng phát triển bằng cách nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực và chất lƣợng các sản phẩm du lịch biển một cách đồng bộ và hiệu quả để đƣa Hạ Long trở thành điểm đến thƣờng xuyên và hấp dẫn của khách du lịch tàu biển.