Môi trƣờng chính trị và chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 62 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Môi trƣờng chính trị và chính sách pháp luật

Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc là những yếu tố rất thuận lợi mở đƣờng cho du lịch phát triển.

Việt Nam là một quốc gia vốn nổi tiếng về nền chính trị tƣơng đối ổn định. Đây là một lợi thế không chỉ về lĩnh vực đầu tƣ kinh tế mà còn là một lợi thế trong việc thu hút khách du lịch. Bởi đối với khách du lịch thì yếu tố an toàn luôn phải đƣợc đặt lên hàng đầu, không ai mong muốn du lịch tại một đất nƣớc bất ổn chính trị, thƣờng xuyên có bạo động, sự an toàn của bản thân luôn bị đe dọa. Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan những năm vừa qua là một minh chứng cụ thể, đã không những làm tổn hại tới hình ảnh của quốc gia này trong con mắt của cộng đồng quốc tế mà còn gây nhiều tác động tới tƣơng lai chính trị cũng nhƣ để lại những tác hại lớn đối với nền kinh tế đất nƣớc. Chính vì thế sự ổn định về chính trị của Việt Nam mang ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động của các công ty du lịch nhƣ Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai nói riêng.

Du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, chỉ thị của Ban Bí Thƣ, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch. Từ đó đến nay, Luật Du lịch đã khẳng định một bƣớc tiến mới về khuôn khổ pháp lý trong hoạt động của ngành du lịch và chi phối rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của các công ty lữ hành tại Việt Nam.

64

Trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, chính phủ đã xác định rõ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2030, nƣớc ta trở thành quốc gia có du lịch phát triển. Đồng thời chính phủ cũng đƣa ra một loạt các giải pháp đồng bộ để thực hiện mục tiêu này. Các địa phƣơng có thế mạnh về du lịch cũng có rất nhiều ƣu đãi về tiền thuê mặt bằng, chính sách thuế… đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, các dự án khu vui chơi giải trí để phát triển du lịch.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ phát triển các dịch vụ du lịch của các công ty kinh doanh lữ hành của Việt Nam.

Sự quan tâm đầu tƣ của chính phủ đối với ngành du lịch để đƣa Việt Nam trở thành đất nƣớc có ngành du lịch phát triển cũng tạo ra thách thức đối với các hãng du lịch, đòi hỏi các hãng du lịch trong nƣớc phải làm mới mình, kịp thời thích ứng với những thay đổi của sự phát triển chung của ngành du lịch.

Với hai lần đƣợc Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long luôn là địa điểm đƣợc đƣa vào các hình ảnh quảng bá cho du lịch Việt Nam tại các tuần lễ du lịch tại nƣớc ngoài, quảng cáo trên các kênh CNN và Star World. Mới đây, tháng 4 năm 2012, Hạ Long đã chính thức đón nhận danh hiệu là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, đã tạo ra hiệu ứng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng đến với du khách quốc tế. Điều này đã có những tác động tích cực đến lƣợng khách du lịch đến vịnh Hạ Long và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh dịch vụ du lịch cho các công ty du lịch của Việt Nam nói chung và Công ty CP Du lịch và dịch vụ Hồng Gai nói riêng.

65

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch tàu biển tại Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hồng Gai (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)