6. Kết cấu của luận văn
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Các di chỉ khảo cổ
Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng là nơi có nền văn hóa lâu đời và liên tục. Đây đƣợc coi là một trong những nôi sinh sống của ngƣời Việt cổ thuộc hậu kỳ đồ đá mới cách nay 22000 – 25000 năm với quá trình phát triển liên tục với ba nền văn hóa kế tiếp với những di chỉ khảo cổ nổi tiếng:
- Văn hóa Soi Nhụ (cách nay 18000 – 7000 năm): Phân bố chủ yếu trong khu vực các đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, ngoài ra còn phân bố ở các hang động ven bờ. Các dấu tích loài hàu lớn ở đây đã chứng tỏ rằng: so với văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn cùng thời, ngƣời Soi Nhụ đã có mô hình văn hóa đa dạng và phong phú hơn bởi ngoài các phƣơng thức kiếm sống khác, cƣ dân ở đây còn có thêm yếu tố biển.
- Văn hóa Cái Bèo (cách nay 7000 – 5000 năm): Các di chỉ của nền văn hóa này phân bố trên bờ các vùng vịnh kín gió dựa vào núi mà chủ yếu là núi đá vôi. Phƣơng thức kiếm sống của ngƣời Cái Bèo là khai thác biển cùng với săn bắn, hái lƣợm trên cạn. Trình độ chế tác đồ gốm còn đơn giản, thô sơ. Đặc biệt, ngƣời Cái Bèo đã khai thác biển cả bằng giao lƣu, trao đổi trên biển.
- Văn hóa Hạ Long (cách nay 4500 – 3500 năm): Giai đoạn sớm của văn hóa Hạ Long (giai đoạn Thoi Giếng): Phƣơng thức sống của cƣ dân giai đoạn Thoi Giếng là săn bắn và hái lƣợm. Nghệ thuật chế tác công cụ lao động và đồ gốm đã tinh xảo hơn xƣa. Giai đoạn muộn của văn hóa Hạ long: Trong giai đoạn này, ngƣời Hạ Long cƣ trú trên những khu vực bị biển đảo ngăn
46
cách thành đảo, họ đã hoàn toàn là cƣ dân của biển, kỹ thuật chế tác đã trở thành đặc trƣng của văn hóa Hạ Long. Vì thế giai đoạn này có một vị trí đặc biệt đối với nền văn minh Việt Cổ.
+ Di tích lịch sử và lễ hội
Ở Quảng Ninh có nhiều di tích lịch sử và lễ hội nổi tiếng với các quy mô khác nhau đã và đang thu hút đƣợc nhiều khách thập phƣơng. Tuy nhiên, tính riêng khu vực Hạ Long yếu tố tài nguyên này rất ít mà hầu hết lại ở dạng quy mô nhỏ. Các di tích lịch sử chính của Hạ Long có thể kể đến là: Chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, núi Bài Thơ (nơi nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông vào năm 1468 trong một lần đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, xúc động trƣớc cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, đã cho khắc một bài thơ lên vách núi, và một bài thất ngôn bát cú của chúa Trịnh Cƣơng năm 1729 họa lại bài thơ của vua Lê Thánh Tông)… Số lƣợng các lễ hội truyền thống ở Hạ Long cũng khá khiêm tốn nhƣ Hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, lễ hội Chùa Long Tiên... Bên cạnh đó, du khách quốc tế nói chung, khách du lịch tàu biển nói riêng đến với Hạ Long còn bị hấp dẫn bởi các giá trị văn hóa, phong tục tập quán và văn hoá ẩm thực của ngƣời dân địa phƣơng.
Có thể nói, với các điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn kể trên của Hạ Long có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong, ngoài nƣớc và đây thƣờng là một điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch của họ khi đến Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể khai thác tốt các tiềm năng du lịch ở đây nhằm thu hút hơn nữa mảng khách du lịch tàu biển thì ngoài các giá trị về tài nguyên, Hạ long cần có thêm nhiều điều kiện hỗ trợ khác.
47