Giải pháp tăng cường tổ chức, quản lý và chính sách về du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 115)

Việc xác định phát triển du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói của huyện đảo đòi hỏi phải tăng cường tổ chức quản lý nhà nước về du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của ngành, đặc biệt là phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Mục đích của giải pháp này là tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ chế chính sách cho hoạt động du lịch của huyện nhằm góp phần phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao. Các biện pháp chủ yếu như sau:

- Tăng cường công tác liên kết, phối hợp quản lý du lịch của cán bộ các đơn vị như Phòng Văn hóa, Thể thao & Du lịch huyện, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch huyện, Hội Du lịch, Khu bảo tồn biển, VQG Phú Quốc nhằm tạo sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn.

- Xác định công tác quản lý theo quy hoạch là then chốt trong khâu quản lý các hoạt động đầu tư phát triển du lịch, cấp phép dự án đầu tư phải tuân theo quy hoạch.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý và luôn đề xuất tham mưu lên cấp trên các biện pháp quản lý hiệu quả, sát với yêu cầu thực tế trên địa bàn huyện.

- Tạo môi trường du lịch an toàn cho du khách, nhằm thu hút và giữ chân khách lâu hơn, như việc tăng cường công tác bảo vệ an ninh tại các tuyến điểm du lịch, các bãi tắm, những điểm tham quan. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý nghiêm những khu du lịch, khu vui chơi giải trí không đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, nhất là các tour tham quan lặn biển, câu cá, câu mực cần được trang bị đầy đủ phao cứu hộ trên tàu.

- Cần tổ chức công tác rà soát tình hình các điểm tài nguyên du lịch đã, và đang khai khác để có những động thái kịp thời cho cấp trên khi có sự cố xảy ra. Đồng thời tiến hành ra soát các điểm tài nguyên du lịch mới, hấp dẫn đề từ đó có định hướng, đề xuất cần khai thác như thế nào cho phù hợp và giảm thiểu tối đa tác động ảnh hưởng làm suy thoái môi trường.

Hy vọng rằng với kết quả và sự kiến nghị này sẽ là những thông tin có giá trị cho các nhà tiếp thị du lịch và thiết kế du lịch ở Phú Quốc trong việc đánh giá và đưa ra các chiến lược tiếp thị và sự quản lý trong tương lai. Phú Quốc sẽ thu hút được nhiều du khách và những khách du lịch tiềm năng từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phát triển du lịch ngày càng tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt, đòi hỏi các nhà làm du lịch cần phải quan tâm đến những khía cạnh trọng tâm của hành vi du lịch. Trong đó, hình ảnh của một điểm đến du lịch được xem như bước khởi đầu của du khách và cũng là điểm kết thúc cho các chuyến đi của du khách. Chính vì vậy, hình ảnh điểm đến du lịch ngày càng được quan tâm nhiều hơn và được các nhà khoa học nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy mới trong ngành du lịch ở hiện tại và tương lai.

Du lịch tại huyện đảo Phú Quốc, mặc dù trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, bước đầu đã tạo lập được hình ảnh của một điểm đến du lịch hấp dẫn cho du khách. Tuy nhiên, nó phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng và chính sách khuyến khích ưu đãi đầu từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là phải làm sao để nâng cao hình ảnh điểm đến du lịch Phú Quốc được cảm nhận trong lòng du khách, góp phần phát triển một cách bền vững khu du lịch biển đảo Phú Quốc.

Xuất phát từ những lý do đó, đề tài luận văn “ Nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách nội địa đối với khu du lịch Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang ” là rất cần thiết để được quan tâm nghiên cứu. Luận văn đã

được tác giả lựa chọn để nghiên cứu và đạt được một số kết quả như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hình ảnh điểm đến; đồng thời xem xét sự tác động của nó tới ý định quay lại của du khách. Trên cơ sở một số lý thuyết cơ bản về hình ảnh điểm đến du lịch, các nhân tố kết tạo nên hình ảnh điểm đến du lịch, luận văn đã đưa ra một hệ thống cơ sở cho việc xây dựng và nâng cao hình ảnh điểm đến cho khu du lịch Phú Quốc.

- Dựa trên tiềm năng du lịch, điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến du lịch được cảm nhận bởi du khách khi đi du lịch tới Phú Quốc. Đề tài luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hình ảnh điểm đến trong phát triển du lịch tại Phú Quốc nhằm thu hút sự quay lại của du khách, để trong tương lai không xa, Phú Quốc sẽ trở thành một Trung tâm Du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước tham quan và nghỉ dưỡng.

- Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng góp phần quảng bá cho du lịch huyện đảo Phú Quốc nói riêng và ngành du lịch tỉnh Kiên Giang nói chung.

2. Sự hạn chế và nghiên cứu trong tương lai

Một số hạn chế sau đây của nghiên cứu này cần được thảo luận để các nghiên cứu trong tương lai được làm tốt hơn.

Các mô hình khái niệm của nghiên cứu này còn thiếu một số cấu trúc, chẳng hạn như giá trị nhận thức, giá cả, cảm nhận rủi ro của du khách. Vì vậy, những nghiên cứu trong tương lai có thể thêm các cấu trúc này vào trong mô hình.

Các nghiên cứu trong tương lai nên áp dụng mô hình khái niệm này của nghiên cứu này trong một cuộc kiểm tra so sánh của các phân khúc khác biệt với khách du lịch quốc tế, mà không phải thực hiện trong nghiên cứu này. Bởi vì mỗi khách du lịch đã sở hữu đặc điểm như tuổi tác, tầng lớp xã hội, thói quen, sở thích, văn hóa, vv. Điều này thực hiện để đánh giá và cảm giác của mỗi khách du lịch và quyết định quay trở lại hay không. Đây là một vấn đề quan trọng đối với các nhà tiếp thị du lịch để cung cấp cho nhiều chiến lược có thể được đáp ứng với nhiều loại khách du lịch.

Hạn chế của đề tài còn ở chỗ chỉ thu thập dữ liệu và ý kiến của du khách nội địa mà chưa mở rộng tới du khách nước ngoài. Vì vậy các đánh giá về hình ảnh điểm đến chỉ mang tính chủ quan “Việt Nam”, trong khi đó mục tiêu trong chiến lược phát triển du lịch Phú Quốc là thu hút ngày càng nhiều du khách ngoại quốc. Chính vì vậy trong thời gian tới, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào các đề tài mang tính toàn diện hơn về du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Nhờ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn về cảm nhận và đánh giá của du khách trong và ngoài nước, trên cơ sở đó có các giải pháp khả thi hơn trong việc thu hút nguồn lớn du khách quay lại với điểm đến du lịch Phú Quốc. Như vậy, ngoại trừ hạn chế như đã nêu ở trên, nhìn chung kết quả nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra trong đề tài.

3. Kiến nghị

Đối với ngành du lịch: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xét ban hành các chính sách nhằm bảo đảm các yếu tố cần thiết cho phát triển du lịch bền vững. Trước mắt là các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và đào tạo văn hoá ứng xử cho đội ngũ người làm du lịch; chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương để góp phần bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa. Đồng thời thiết lập đường dây nóng để nhận thông tin phản ánh từ du khách về các hiện tượng trên tại điểm đến du lịch để có cơ sở điều tra xử lý nghiêm khắc và triệt đệ tạo sự an tâm cho du khách khi đi du lịch tại các điểm đến.

Đối với tỉnh Kiên Giang: Cần hỗ trợ, đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cứu hộ trên bãi tắm và trên các tàu cứu hộ. Đồng thời hướng dẫn Huyện Phú Quốc để có các biện pháp hiệu quả phòng chống tai nạn giữ an toàn cho du khách. Tỉnh nên cho phép Huyện Phú Quốc thành lập đội cảnh sát thanh tra du lịch biển chuyên trách để quản lý, điều tra và xử lý hoặc đề xuất xử lý các rủi ro đối với du lịch tại Phú Quốc, tạo nên sự an toàn thực tế cho du khách nhằm giữ chân du khách lưu lại lâu hơn, đồng thời tăng cường sự quay lại của du khách đối với điểm đến Phú Quốc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, hướng dẫn cho ngành du lịch Phú Quốc trong việc xây dựng và phát triển du lịch; hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch huyện đảo Phú Quốc.

- Nâng cấp hạ tầng đến các điểm tài nguyên du lịch, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của Phú Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng du lịch cho phát triển hệ thống sản phẩm du lịch.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý và phát triển sản phẩm du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh thông qua Sở về các hoạt động cụ thể nhằm đầu tư hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch Phú Quốc và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm du lịch Kiên Giang.

- Lồng ghép nhu cầu đầu tư, đặc biệt là hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là kỹ năng nghề vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh để hỗ trợ cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang nói chung, Phú Quốc nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Dung (2009). Marketing Du lịch. NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

2. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1993). Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà Nội

3. Huỳnh Phước Huệ (1998), Tiềm năng Phú Quốc xưa và nay, NXB Thanh Niên.

4. Nguyễn Minh Hải (2013), “Tác động của cảnh quan, thương hiệu và chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng và ý định quay lại của thực khách du lịch tại các nhà hàng ở TP Nha Trang”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang

5. Lê Đức Mẫn (2009). Phân tích hình ảnh điểm đến của thành phố Đống Hới, tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ, Đại học kinh tế Huế

6. Trần Nhạn (1996). Du lịch và kinh doanh du lịch

7. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Xuân Thọ (2012), “Ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay lại và truyền miệng tích cực củ du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang

9. Nguyễn Đình Thọ (2011) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.

10. Đỗ Anh Tài (2008). Giáo trình phân tích số liệu thống kê. Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

11. Trần Đức Thanh (1999). Nhập môn khoa học du lịch. NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

12. Võ Lê Hạnh Thi (2010). Ứng dụng mô hình HOLSAT để đánh giá sự hài lòng của

khách du lịch quốc tế tại điểm đến: trường hợp Thành phố Đà Nẵng. Tuyển tập báo cáo Hội sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng, trang 87-93.

13. Nguyễn Thu Thủy (2009), "Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng nội địa hướng tới Nha Trang", luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha

Trang.

14. Nguyễn Vương (2012), “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa khi đến du lịch ở Phú Quốc”, luận văn thạc sĩ tại Đại học Nha Trang

15. Bùi Thị Hải Yến (2007). Quy hoạch Du lịch. NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Cục Thống Kê tỉnh Kiên Giang,“Niên giám thống kê các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012”.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Phòng thống kê huyện Phú Quốc, “Báo cáo số liệu thống kê các năm”.

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật du lịch. NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

20. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ,

“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 ”.

21. Sở Thương mại & Du lịch Kiên Giang (7/2001), Báo cáo quy hoạch tổng thể ngành Thương mại & Du lịch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2001- 2010.

22. Sở Văn hoa thể thao và du lịch Kiên Giang (2014), Báo cao tình hình hoạt động kinh doanh du lịch 1998-2020

23. Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM (2/2007), Chiến lược phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

24. Viện Nghiên cứu Phát triển - Tổng Cục Du lịch (5/2005), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc, Kiên Giang thời kỳ 2006-2010 và định hướng đến 2020.

25. Tổng cục Du lịch (2005). Tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết và Lễ đón Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ngành Du lịch. Hà Nội.

26. Tổng cục Du lịch (2003). Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam

27. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999). Pháp lệnh du lịch Việt Nam. NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội. II. TIẾNG ANH

28. Tran Thi Ai Cam (2011). Explaning tourists satisfaction and intention to revisit Nha Trang, Viet Nam. Master thesis, the Norwegian College of Fisheries Science

Universitty of Tromso, Norway.

29. Chi, C.G.Q. & Qu, H. (2008). Examination the structural relationships of destination image, tourist satisfaction and destination loyalty: An integrated

approach. Tourism Management, 29, 624-636.

30. Dolnicar, S., Grabler, K. & Mazanec, J.A. (1999). Analyzing Destination Images: A Perceptual Charting Approach. Faculty of Commerce – Papers, University of

31. Ibrahim, E.E.B. & Gill, J. (2005). A positioning strategy for a tourist destination,

based on analysis of customer's perceptions and satisfactions. Marketing Intelligence and Planning, Vol. 23, No. 2, 172-188.

32. Kozak, M. & Rimmington, M. (2000). Tourist satisfaction with Mallorca, Spain,

as an off-season holiday destination. Journal of Travel Research, 38(1), 260-269.

33. Oppermann, M. (2000). Tourism destination loyalty. Journal of Travel Research,

39(1), 78-84.

34. Oliver, R. (1993). Cognitive, affective, and attribute bases of the satisfaction

response. Journal of Consumer Research, 20 (December), 418-430.

35. Quan, S. & Wang, N. (2004). Towards a structural model of the tourist experience:

an illustrationfrom food experiences in tourism. Tourism Manegement, Volume

25, Issue 3, 297-305.

36. Ritchie, J.R. & Crouch, G.I. (2003). The Competitive Destination: A Sustainable Tourism Perspective. The UK by Cromwell Press, Trowbridge.

37. Ritchie, J.S.B. & Echtner, C.M. (2003). The meaning and measurement of

destination image”. The Journal of Tourist Studies, vol 14, no 1, 37-48.

38. Taylor, A.S. (1992). Measuring service quality: a reexamination and extension. Journal of Maketing, 56, 55-68.

39. Wnag, C. & Hsu, M.K. (2010). The relationships of destination image, tourist

satisfaction and behavioral intention: An integrated model. Journal of Travel & Tourism Marketing, 27, 829-843.

40. Yu, H. & Littrell, M.A. (2003). Product and Process orientations to tourism

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)