Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 110)

Mục tiêu chính của giải pháp thâm nhập thị trường là tìm các giải pháp thu hút, gia tăng số lượng khách du lịch đến Phú Quốc tiêu thụ sản phẩm du lịch hiện có của đảo bằng những nỗ lực trong việc xúc tiến, quảng bá, xây dựng hình ảnh điểm đến thật lớn mạnh và hấp dẫn. Từ những thực trạng phát triển du lịch, thực trạng tài nguyên du lịch hiện nay của đảo được khảo sát, tổng hợp và phân tích ở phần trên cho thấy Phú Quốc có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên bởi vẻ đẹp hoang sơ, điều kiện của các bãi biển và tài nguyên khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, hệ sinh thái biển, rừng...phù hợp khai thác phục vụ phát triển loại hình du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao.

Phú Quốc còn là điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước quan tâm, lựa chọn không chỉ do sự ưu đãi về thiên nhiên mà còn bởi nét đẹp văn hóa trong đời sống sinh hoạt cho đến văn hóa ẩm thực và đặc sản tại địa phương.

Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đều tăng, đặc biệt là năm 2008, do xu thế chuyển điểm đến của du khách từ những quốc gia ít an toàn trong khu vực sang. Đây là điều đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và Phú Quốc nói riêng. Bên cạnh đó, sự bất ổn trong kinh tế hiện nay khiến nhiều du khách quốc tế có sự lựa chọn những điểm đến với chi phí thấp hơn và an toàn hơn.

Từ những thực tế trên cho thấy đây là thời điểm mà chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng hình ảnh điểm đến, đặc biệt là hình ảnh về du lịch biển, đảo trên thị trường quốc tế nhằm thu hút hơn lượng khách trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh việc khai thác ở các thị trường du khách nội địa trọng điểm lớn như thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh ở Đông Nam Bộ, ĐBSCL, đồng thời mở rộng ra thị trường khác như các tỉnh phía Bắc, khu vực miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên.

- Lên kế hoạch và chiến lược cụ thể cho từng năm cũng như từng giai đoạn về việc tổ chức các sự kiện, lễ hội đa dạng như sự kiện Cầu siêu ở đảo, lễ hội Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá, sự kiện Festival biển, Hội nghị, hội thảo về chiến lược phát triển du lịch biển đảo, marketing du lịch, kêu gọi đầu tư du lịch...Tuy nhiên, phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ngành, các địa phương trong công tác tổ chức thực hiện nhằm tránh sự lãng phí các nguồn lực.

- Ngành du lịch của Kiên Giang cần đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp với các địa phương phát triển du lịch trọng điểm như các vùng tam giác, tứ giác du lịch Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau, Kiên Giang – tỉnh Kép, Camphuchia – tỉnh Chanthaburi, Thái Lan nhằm làm phong phú tuyến du lịch.

- Nhanh chóng triển khai xây dựng các trạm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các điểm du lịch, sân bay, bến tàu để du khách dễ dàng tiếp cận các thông tin du lịch về điểm đến chính xác, tránh tệ nạn cò mồi, chèo kéo khách làm xấu đi hình ảnh du lịch của Phú Quốc nói riêng và Kiên Giang nói chung.

- Cần có chiến lược quảng bá hấp dẫn thu hút trong các dịp hè, lễ, tết, cưới hỏi trong năm như tour hè, tour hưởng tuần trăng mật...với chi phí tour tương đối và chất lượng đảm bảo đem lại sự hài lòng cho du khách, đặc biệt là nhắm đến thị trường khách du lịch các tỉnh ở ĐBSCL.

- Các công ty du lịch có kế hoạch kinh doanh cụ thể theo từng tháng, quý, năm nhằm hạn chế tính mùa vụ bằng cách phối hợp, liên kết với các công ty vận tải, khách

sạn, nhà hàng, điểm du lịch thiết kế các tour giá rẻ phục vụ khách du lịch có thu nhập trung bình thấp nhằm đa dạng hóa đối tượng khách.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 110)