Doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 67)

Trong những năm gần đây, doanh thu du lịch ở Phú Quốc tăng đều và ổn định. Những năm 2004, 2005, 2006 chỉ đạt trên 100 tỷ đồng và đặc biệt là 2 năm gần đây 2012, 2013 doanh thu vượt mức trên 870 tỷ đồng (năm 2012 đạt 651,35 tỷ đồng, năm 2013 đạt 874,87 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng về doanh thu du lịch trung bình của Phú Quốc giai đoạn 2009 - 2013 đạt 22,5%/ năm, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu du lịch của tỉnh. Tuy có sự gia tăng tương đối ổn định về tốc độ tăng trưởng nhưng giá trị tuyệt đối về doanh thu du lịch còn khiêm tốn so với các tỉnh khác có du lịch biển đảo tương tự và cũng như chưa xứng với tiềm năng du lịch vốn có của đảo.

Bảng 2.4. Hiện trạng doanh thu du lịch Phú Quốc 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng TB(%) Doanh thu du lịch Phú Quốc 393.360 433.333 567.831 651.346 874.873 22,5%

Khách nội địa 198.914 204.106 289.691 351.435 557.645 31,1% Khách quốc tế 194.446 229.227 278.139 299.911 317.228 13,2%

Nguồn: - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Kiên Giang năm 2014

Trong ba năm trở lại đây cơ cấu doanh thu du lịch Phú Quốc, doanh thu du lịch nội địa trung bình chiếm 59,56%, còn doanh thu quốc tế đạt 40,44%. Như vậy nguồn thu chính của du lịch Phú Quốc vẫn là từ khách du lịch nội địa.

Doanh thu du lịch nội địa tăng bình quân năm là 31,13% giai đoạn 2009 – 2013, cao hơn so với doanh thu du lịch quốc tế. Nhìn chung doanh thu du lịch nội địa tăng đều hơn so với doanh thu quốc tế.

0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013

Khách nội địa Khách quốc tế

Hình 2.3. Hiện trạng doanh thu du lịch Phú Quốc 2009 – 2013

2.3.5. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch hiện nay ở Phú Quốc còn đơn điệu chủ yếu là các hoạt động tắm biển, tham quan các danh thắng cảnh và di tích lịch sử như vườn quốc gia Phú Quốc, làng chài Hàm Ninh, nhà tù Phú Quốc,...

Trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu như Công ty Cổ phần Sài Gòn - Phú Quốc, Thiên Hải Sơn, Thành Lợi, Huỳnh Nghĩa,…cũng đã chủ động đầu tư phát triển thêm các dịch vụ, các tour du lịch như câu cá, lặn rạn san hô, hội nghị – hội thảo, hoạt động giải trí thể thao biển. Tuy nhiên các sản phẩm này nhìn chung còn hạn chế về quy mô và nội dung, chưa có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay do việc xét duyệt đầu tư phát triển các khu du lịch còn thiếu căn cứ quy hoạch tổng thể chung về du lịch, vì vậy tình trạng chồng chéo, trùng lắp sản phẩm du lịch đã và đang diễn ra. Điển hình là ở khu vực từ Dương Đông đến Cửa Lấp hiện có tới ít nhất 22 khu du lịch đã và đang xây dựng. Như vậy trong trường hợp toàn bộ mặt tiền bờ biển từ Dương Đông đến Cửa Lấp được sử dụng cho mục đích du lịch thì mật độ các khu du lịch đã và đang xây dựng ở khu vực này là khoảng 5 khu du lịch/Km đường bờ biển (hay một khu du lịch có chiều dài trung bình đường bờ biển là 200m. Mô hình “chia lô” trong xây dựng các khu du lịch hiện nay đang được thực hiện theo tư duy chia lô xây nhà mặt tiền ở nhiều khu đô thị hiện nay.

Hơn thế nữa, do hạn chế trong việc xét duyệt và quản lý xây dựng các khu du lịch nên tình trạng nhiều khu “sao chép” những mô hình các xây dựng một số khu du

lịch, khu vui chơi giải trí một cách máy móc, thiếu cân nhắc, không phù hợp với chức năng, đặc điểm du lịch Phú Quốc nên đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn du lịch chung của khu vực cũng như của toàn đảo. Điển hình của tình trạng này là ở khu du lịch Ngàn Sao, Long Beach’s... Nếu tình trạng này không được hạn chế kịp thời và có hiệu quả thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn chung của du lịch Phú Quốc đứng từ góc độ sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hình ảnh điểm đến du lịch tới ý định quay lại của du khách đối với du lịch phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 67)