Việc thảo luận, so sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với những phát hiện của các nghiên cứu trước đây, là nhằm tăng tính thuyết phục và có một cách nhìn tổng quan hơn trong nghiên cứu này. Nhưng tất cả những kết quả đối chiếu từ những mô hình đã được công bố, thì thấy có nghiên cứu về sự hài lòng của du khách tác động đến quyết
định quay lại một điểm đến du lịch (Trần Thị Ái Cẩm, 2011) và xem xét sự trung thành
của du khách (ý định quay lại và truyền miệng tích cực) trong mối quan hệ đồng thời
đa chiều với cảm nhận rủi ro du lịch và hình ảnh điểm đến (Nguyễn Xuân Thọ, 2012),
đây là cơ sở để bàn luận kết quả trong mô hình nghiên cứu, khi so sánh đơn lẻ sự tác động của riêng từng thang đo hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại của du khách. Qua đó ta có thể đánh giá được các điểm tương đồng và khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nhất quán với các nghiên cứu trước đây ở hai chiều hướng tác động: Đó là, sự tác động thuận chiều của các nhân tố hình ảnh
điểm đến tới ý định quay lại của du khách đối với điểm đến (Trần Thị Ái Cẩm, 2011), (Nguyễn Xuân Thọ, 2012).
và tương đồng ở điều kiện du lịch Việt Nam đó là nghiên cứu của Trần Thị Ái Cẩm (2011); điểm tương đồng là sự tác động thuận chiều dương của nhân tố “môi trường”, nhân tố “thức ăn” và nhân tố “địa điểm và thiết bị giải trí” tới ý định quay lại. Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thọ (2012); điểm tương đồng là sự tác động thuận chiều dương của nhân tố “môi trường” và nhân tố “con người” tới ý định quay lại. Tuy nhiên sự khác biệt so với nghiên cứu của Trần Thị Ái Cẩm (2011) và Nguyễn Xuân Thọ (2012) đó là kết quả của nghiên cứu này là 6 nhân tố của HADD đều có sự tác động tới ý định quay lại của du khách, điều này thể hiện ảnh hưởng đặc thù vùng miền trong nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy sự thuận lợi của Phú Quốc trong cạnh tranh, phát triển du lịch so với các điểm đến khác.